Series Câu chuyện về nhân loại: Chúng ta ở đâu trên dòng thời gian? (Phần II: Những ý tưởng về thời gian)

Series Câu chuyện về nhân loại: Chúng ta ở đâu trên dòng thời gian? (Phần II: Những ý tưởng về thời gian)

Warning: Bài này sẽ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Tính tương đối của thời gian

Ai cũng biết về thuyết tương đối của Einstein và những tác động của nó với khoa học hiện đại. Thuyết tương đối, song song, dưới góc nhìn của con người hiện đại có thể được áp dụng trong những thought experiments ta thường gặp trong quá trình đi tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Bỏ các phương trình khó hiểu sang một bên và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả/thể hiện, ở đây sự tương đối, ý người viết là nó hiện diện trong từng khoảnh khắc mà ta có thể cảm nhận và thậm chí tận dụng được để hoàn thành các tác vụ nhanh chóng hơn.

Lấy ví dụ đơn giản, môi trường xung quanh đã được chứng minh là có khả năng ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta về thời gian.

Tại sao thời gian dường như co lại vào cuối tuần và giãn ra trong tuần? Tại sao một bộ phim hay bạn cảm giác như đi rất nhanh và một bộ phim dở lại cảm giác như thời gian như đứng yên một chỗ đến khi bạn quyết định… tắt phăng nó đi?

Hiện tại là thứ duy nhất ta cảm nhận được, ít nhất là xét một cách chủ quan, dưới góc nhìn của cơ thể chúng ta. Hay nói đúng hơn và gọn lẹ hơn, bạn chính LÀ khoảnh khắc hiện tại. Nhìn xung quanh, thở, quan sát, thiền, làm bất cứ thứ gì đi nữa, thì việc hướng về hiện tại cũng đều tối quan trọng giúp bạn thực hiện các tác vụ hàng ngày.

Thời gian mang tính co giãn khi nhận thức của người quan sát cảm nhận được nó và có những tác động lên nó. Sự quan sát về không-thời gian cũng có thể (tạm gọi) là tương đối, do tính chất phụ thuộc của nó vào người trải nghiệm dòng thời gian họ đang sống.

Rồi sao?

Vậy thì, về lý thuyết ta có thể đánh lừa não bộ để tạo cho cảm giác thời gian đang trôi nhanh hơn/chậm hơn. Một ví dụ căn bản đó là khi sử dụng các chất hướng thần (THC, LSD hoặc Salvia hoặc DMT/5-MeO-DMT), ta sẽ có cảm giác thời gian trôi qua nhanh hơn hoặc chậm hơn hay… thậm chí là dừng lại hoàn toàn.

Hoặc, sau khi bạn thức dậy khỏi một giấc mơ, bạn sẽ cảm giác như đã là cả một hành trình dài xảy ra. Thậm chí bạn đã lấy vợ sinh con đẻ cái trong giấc mơ của mình, đã đi qua bao nhiêu chặng đường để rồi khi bừng tỉnh dậy chỉ mới 5 hay 10 phút trôi qua. Dưới đây là câu chuyện của một cú trip Salvia mà người viết miêu tả như khái niệm “thời gian dường như biến mất” khỏi thực tại.

Hay cuộc trip Datura (chi cà độc dược, hay với các tên gọi khác như Jimsonweed, Moonflower, Devil’s Weed, and Devil’s Trumpet) trong clip của một người đàn ông không xác định danh tính dưới đây cho thấy góc nhìn của người trip là đã 3 tháng trôi qua và anh cảm giác như đã hóa điên – mặc dù có lẽ chỉ mới vài tiếng trôi qua thời gian thật.

(Tiện nhắc về psychedelics cũng như lãnh địa của giấc mơ: Cách ta tương tác và thời gian trong giấc mơ cũng khá thú vị – Ví dụ như nhiều báo cáo cho biết các cá nhân chỉ nhìn thấy khoảng không khi nhìn vào đồng hồ trong một giấc mơ. Mình sẽ làm một bài về lucid dream và các phương pháp LD cơ bản để giúp bạn vào trạng thái giấc mơ sáng suốt sau nếu yêu cầu đủ cao)

Cớ gì thời gian, một khái niệm ta có thể đo đạc được và tính toán, căn chuẩn được, lại thiếu tính nhất quán đến vậy?

Thời gian và những câu hỏi

Nếu như thought experiment Last-Thursdayism (tạm giải thích: giả thuyết vũ trụ mới chỉ được sinh ra vào thứ Năm tuần trước và bạn hoàn toàn, theo lập luận, không có cách nào chứng minh được điều đó là không đúng) có thể làm được điều gì ngoại trừ việc làm chủ đề để đem khoe với bạn về những khả năng nó có thể ngụ ý, đó là nó giúp ta tập trung vào hiện tại hơn thay vì thắc mắc, hay không chủ đích thắc mắc, là ĐIỀU GÌ DẪN TA ĐẾN KHOẢNH KHẮC BÂY GIỜ?

Lịch sử, theo ghi chép, có đúng hay không? Mọi thứ mà bạn biết về thế giới, ký ức và cảm xúc và trải nghiệm dệt thành bạn bây giờ hoàn toàn có khả năng đã được lập trình chỉ trong vài ngày trước và bạn không hề có cách nào để chứng minh ngược lại.

Và vâng, tất nhiên, có hiện này và cũng có… hiện tại khác. Riêng mình có hai định nghĩa chính cho khoảnh khắc hiện tại, đó là hiện tại hẹp và hiện tại rộng.

Be Here Now của Ram Dass

Hiện tại hẹp, có thể bạn đang trong một căn phòng, hoặc một quán cafe, hoặc ngồi trên ghế đá cạnh xe rác mãi chưa được đẩy và đọc chăm chú hoặc chữ được chữ không bài viết này.

Trong hiện tại rộng, nó là những nếp gấp tạo nên đời sống của bạn. Đó là nhóm bạn mà bạn đi chơi cùng, những nơi chốn bạn đến thường xuyên, trong đó bao gồm các quán ăn/cafe bạn thường lui tới và những gì bạn thường gặp hàng ngày.

Điều này sẽ tạo thành nếp sống, hay mình thường gọi là mini-ngày-chuột-chũi, một vòng lặp thường ngày của bạn.

Hãy nhớ về thời học tiểu học của bạn. 3 tháng hè là một khoảng thời gian nghe có vẻ rất lớn (nhưng thực chất lại không dài lắm vì bạn chỉ có tầm 1 tháng tại 2 tháng dành để học hè mất rồi). Ba tháng ở thế giới người lớn…chỉ là 90 ngày.

90 ngày, khi bạn breakdown theo kiểu 90 ngày = 30 ngày (= 4 tuần + 2 ngày) + 30 ngày + 30 ngày, nó sẽ cho bạn một cảm giác khác đi một chút.

Nói về thời gian thì rất nhiều cách và mất…rất nhiều thời gian để làm điều đó. Thế nên ta sẽ tóm gọn một chút và đi đến thẳng chủ đề chính:

CHÚNG TA THỰC SỰ Ở ĐÂU TRÊN DÒNG THỜI GIAN?

Hiện tại (rộng) của tất cả chúng ta là gì? Thực tại mà ta vẫn phải đối mặt, tính đến năm 2022, là năm mà người giàu nhất thế giới là một wibu.

NFT là một thứ thực sự tồn tại, và, và, và. AI đã trở thành một phần của cuộc sống bạn.

Nhưng những gì mà các nhà khoa học lớn nhất trên thế giới như Nick Bostrom cảnh báo về AI có thực sự đáng để quan ngại hay không? Thời gian chỉ là một mặt của vấn đề mà chúng ta có thể suy xét. Những gì diễn ra trên đó mới là điều ta cần lưu tâm, khi mà tình hình chính trị-xã hội cũng như khoa học đang không thể nào ban căng hơn hiện nay.

Hãy đón đọc phần tiếp theo của series Câu chuyện về nhân loại: Trí tuệ nhân tạo và những gì ta có thể dự đoán được (vào thời điểm bây giờ…hehe).

Tài liệu tham khảo:

https://www.researchgate.net/publication/319638826_Time_grows_on_trees_The_effect_of_nature_settings_on_time_perception#:~:text=Environmental%20stimuli%20such%20as%20light,%2C%20and%20Pearce%20(2020).

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4871852/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30478716/

https://www.psd.gov.sg/challenge/ideas/big-idea/adventure-time-stretch-perception-of-time-with-new-experiences

Minh Tu Le

Leave a comment