Những giọng ca nữ tôi yêu thích – Phần II

Phần 2 trong series mình sẽ bắt đầu bằng một ca sĩ nữ mà tất cả chúng ta đều biết – Khánh Ly.

Khánh Ly

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly: Những sự thật lần đầu công bố | Báo Dân trí
Icons.

Chất giọng của Khánh Ly kể từ lúc mình mới nghe thời tiểu học (hoặc trước đó nữa), khơi gợi những cảm xúc hoài niệm đầu tiên của mình xuất hiện. Nhớ mang máng thì khi Khánh Ly hát, hồi nhỏ, mình có cảm giác đang đứng trong một cánh rừng không một bóng người và chỉ có một mình mình đứng đó. Còn giọng Khánh Ly là giọng của Thượng Đế.

Khánh Ly với sáng tác của Trịnh Công Sơn, như là Lennon và McCartney, như nhạc và đồ hay như đời và đá – hiếm có sự kết hợp nào lại hoàn hảo đến mức như là sự “sắp đặt của tạo hóa” đến vậy. Dưới đây là một trong những ca khúc đỉnh nhất mà Khánh Ly từng trình diễn – Tuổi Đá Buồn.

Debbie Harry

What Debbie Harry's Memoir Reveals About Her Gripping Life Story - Viva

Lead vocal của Blondie, Deborah Harry có lẽ đã quá quen với các bạn yêu thích dòng new wave. Punk icon, hip-hop pioneer (với đoạn rap trong Rapture), ngoài giọng hát iconic ra thì Debbie còn khai phá hình ảnh lead vàng hoe trong âm nhạc mà về sau ảnh hưởng lên những Madonna hay Gwen Stefani (dù các nhân vật ấy có phần mainstream hơn Debbie).

The Andrews Sisters

Patty Andrews, Singer With the Andrews Sisters, Dies at 94 - The New York  Times

Hơi cheating một tí vì The Andrews Sisters là một nhóm ba chị em, nhưng The Andrews Sisters vẫn là một trong những band mình yêu thích nhất vì chất liệu swing đặc trưng của thập niên 1940. Band này mình nghe lần đầu với bài Rum and Coca-cola, track nổi tiếng nhất của nhóm cùng với Bei Mir Bist Du Schon. Về sau khi nghe gần hết discography (feat. với các tên tuổi như Bing Crosby) thì The Andrews Sisters trở thành top 5 artists của mình.

Kate Bush

Kate Bush | Tiểu sử, Âm nhạc & Sự kiện

Chạy (lên đồi) trời không khỏi nắng, list giọng ca nữ nào mà thiếu Kate Bush dường như đều là một sự báng bổ với ngành âm nhạc. Kate Bush với style trình diễn với chất giọng đặc trưng luôn khiến mình nổi da gà mỗi khi nghe.

Favorite tracks: Babooshka, Wuthering Heights, Running Up That Hill

Hố sâu mang tên nhạc new wave hải ngoại

New Wave là một dòng nhạc tuyệt vời.

Có nhiều suy nghĩ khác nhau xuất hiện khi nhắc đến new wave, nhưng mình đang muốn nói đến kiểu new wave của Blondie. Đó là kiểu một bữa tiệc của đại gia giàu có tràn ngập ánh đèn neon, mùi rượu, phụ nữ mặc đồ bodysuit nhiều họa tiết màu sắc, đàn ông mặc sơ mi bẻ cổ cùng áo da. Tay trái họ cầm điếu thuốc, tay phải không vuốt ve ai thì cũng phải cầm tờ tiền đã cuộn nhàu còn hai lỗ mũi thì trắng nhắt và ánh mắt vô hồn như thể muốn nói tôi đang đứng trên đỉnh cao của thế giới (ít nhất là trong 5 phút phê coke đó) nhưng sau bữa tiệc tôi phải về nhà với con vợ/thằng chồng ghét bỏ tôi.

Hình ảnh trong đầu hiện ra khi nhắc tới thập niên 80 cũng là như thế luôn. Phần vì mình quá ám ảnh với các phim 1980s cũng như nostalgic culture surrounding cái thập niên đó, phần vì nhạc new wave thực sự hoàn hảo cho một bữa tiệc thác loạn của một đám lập dị mặc đồ không giống ai. À, giờ chúng ta đến thời trang. Thời trang new wave là một thứ gì đó thực sự đặc biệt vì phong cách dường như không bó buộc quy chuẩn nào nhưng vẫn mang lại một cảm giác đồng bộ về tư tưởng (hoặc như thế nào mình cũng không rõ vì mình không chuyên về thời trang lắm hehe).

New Wave Fashion | The wedding singer, Waves song, Singer

Nhạc new wave mà mang lời Việt. Imagine that. Và tưởng tượng nó thực sự tồn tại. Và tưởng tượng không chỉ tồn tại mà nó từng thống lĩnh cả một thế hệ tại Việt Nam, thế hệ mà ít nhất mình từng nghĩ chỉ nghe nhạc bolero hoặc cải lương.

Bài đầu tiên mình nghe thuộc thể loại new wave của Việt Nam là Nàng Tiên Chủ Nhật, trình bày bởi danh ca Bích Hà, được gửi lần đầu vào đầu Thu 2020 bởi một người bạn (cũng là người đã ảnh hưởng đến mình nhất trong một năm rưỡi trở lại đây).

Bản cover Tokyo Town của Jeannie Mai dưới đây ở thể loại italo disco, tiền thân của dòng nhạc new wave cũng mang cái vibe mình muốn nói ở đầu bài (khiêu gợi nhưng sến nhưng khi nghe lại nhiều năm sau cảm giác khá là vui tai):

Bìa album new wave hải ngoại cũng là một cái vibe của riêng nó :^). Dưới đây là bìa album Dạ Lan số 23, một trong những series nhạc nổi tiếng nhất đến từ trung tâm Dạ Lan, quy tụ những cái tên cộm cán trong cộng đồng như Ngọc Lan, Kiều Nga, Lynda Trang Đài.

New Wave (Dạ Lan Tape 023) — Various Artists | Last.fm
Bìa album Dạ Lan 023, ngày xưa được in trên băng cassette.

Hay là bìa chương trình New Wave Hè Cali 3 với những ca khúc cover nhạc nước ngoài bất hủ:

Chương Trình New Wave Hè Cali Kỳ 3 | Ngọc Hương, Ngọc Lan, Lilian, Ngọc  Tuyết, Ngọc Diễm, Duy Tường - YouTube

Kiều Nga được mệnh danh là Nữ hoàng New Wave – một danh hiệu hoàn toàn xứng đáng vì hiếm ai qua được bà – chắc là trừ Ngọc Lan ra – về độ phủ sóng trong giới hải ngoại thập niên 80 và 90. Ngoài ra Kiều Nga còn là bạn thân số 1 của MC Việt Thảo. :3

Và để kết thúc bài viết, mình sẽ làm cho nó thật sự ý nghĩa. Vâng, nó chính là bản cover Strawberry Fields Forever của Bích Hà, với “living is easy with eyes closed” nay đã trở thành “anh ơi khi yêu tim ai không đau”. Hehe.

Nhạc hải ngoại nói chung là một lãnh địa vẫn còn quá nhiều thứ để khám phá đối với một đứa ở thế hệ này như mình. Nhưng, việc tìm hiểu nó cũng thú vị như khi đào hố tại các bãi cát thời trẻ thơ (bạn không biết được mình sẽ tìm thấy được vàng ngọc gì), nó đã dẫn mình đến những bài đăng trên các trang blog, forum từ năm 2010 trở về trước tại Việt Nam. Dưới đây là hai trang chất lượng cho các bạn muốn đào nhạc xưa (có cả nhạc lossless nhé).

http://cdnhacviet.blogspot.com/

https://baoltok1music.blogspot.com/

anyway…dành cho các bạn thích simp ca sĩ, phần II trong series những giọng ca nữ mình yêu thích nhất sẽ có nhiều ca sĩ nữ Việt Nam hơn. Stay tuned!

Những giọng ca nữ tôi yêu thích (Phần I)

Chúc mừng năm mới! Đầu năm đầu tháng, hi vọng tất cả các bạn đang đọc con blog nho nhỏ (và có thể về sau sẽ trở thành một blog cỡ vừa và rồi là cỡ lớn, aima.bietduoc?) này của mình sẽ gặp được nhiều may mắn cũng như bình an hơn về nội tại – ít nhất là phải yên ắng hơn nhiều năm 2021 đầy sóng gió và biến động. Hoặc không cũng chẳng sao ^^, chỉ mong các bạn vẫn sẽ theo dõi mê tú linh 1 năm kể từ giờ.

Ok, post khởi đầu năm mới của MTL sẽ là một bài tổng hợp (bài đầu tiên trong mục “những cái những…”) các vocal nữ trong lịch sử mà mình yêu thích nhất. Đây sẽ là series chia ra làm nhiều phần bởi lẽ lịch sử có quá nhiều nghệ sĩ nữ vĩ đại và cũng ở vô số thể loại khác nhau (từ experimental cho đến pop).

Trong series này, các bạn sẽ thấy rất ít các nghệ sĩ RnB/jazz vì mình không phải là một người đam mê RnB hoặc jazz cũng như các kỹ thuật thanh điệu được sử dụng trong hai dòng nhạc trên. Mình chưa bao giờ là fan bự của những Mariah Carey hay Amy Winehouse mặc dù vẫn có một sự tôn trọng rất lớn cho các huyền thoại ấy vì đóng góp to lớn của họ đối với thế giới âm nhạc.

Petula Clark

Today in Music History: Happy Birthday, Petula ClarkPhải cảm ơn thuật toán recommendation của Youtube rất nhiều vì nhờ có nó mà mình mới biết đến bản hit “Downtown” năm 1965, ra mắt vào thời kỳ của Petula Clark. Và từ “Downtown”, mình được biết thêm nhiều ca khúc khác của Petula Clark trong đó có bản cover “The Fool on the Hill” dưới đây mà theo quan điểm của mình còn psychedelic hơn phiên bản gốc của The Beatles trong album Magical Mystery Tour hay Games People Play, cũng là một ca khúc dễ thương và dễ…vibe.

Edith Piaf

Édith Piaf - Songs, Movies & Death - Biography

Biết đến Piaf, một cách bất ngờ là không phải qua La Vie En Rose mà lại là Non, Je ne regrette rien từ 2011 khi xem Inception lần đầu, nhưng phải đến tận năm 2015 mình mới mò mẫm discography của bà với những track khác như “Padam, Padam” hay “La Foule” và khiến bản thân cảm giác như muốn đến Pháp ngay lập tức để uống rượu và ăn bánh baguette cùng người yêu – mỗi tội, ngay sau khi hết nhạc, thực tế lại đập thẳng vào mặt mình rằng mình vẫn không có ai để ôm ấp và cách duy nhất để tiếp tục cơn mộng tưởng là đứng dậy, đi ra circle K mua rượu vang rồi ghé qua lò bánh mì gần nhà và rồi lại quay về phòng và resume các track còn lại trong album.

Karen Carpenter

Karen Carpenter 'could have done so much more'
Bất cứ ai quen biết mình cũng đều biết mình có một nỗi gắn bó (thậm chí có thể nói là ám ảnh và quyến luyến) với câu chuyện thảm kịch của Karen Carpenter và giọng ca của bà trong các ca khúc của bộ đôi The Carpenters, cùng với anh trai Richard. Khi mới nghe giọng của Karen lần đầu tại Nhật Bản (nếu không tính Close To You và Yesterday Once More khi còn nhỏ) vào năm 2017, một cảm giác thân thuộc xuất hiện, như thể đã từ rất lâu rồi mới được nghe một giọng hát trong trẻo và đẹp đẽ đến thế. Qua năm tháng thì tình yêu của mình dành cho giọng ca của Karen cũng tăng dần, và cho đến giờ vẫn chẳng có ngày nào là mình không nghe nhạc của The Carpenters.

Karen không chỉ thừa hưởng một giọng ca mà theo mình là ngàn năm có một mà còn có khả năng chơi trống jazz đỉnh cao, được huyền thoại Buddy Rich “tuyên dương” như một tay trống yêu thích của ông – Buddy Rich rất ít khi khen ngợi các nghệ sĩ khác, mà pop thì lại càng ít. Và bạn hãy tưởng tượng, Karen đã kết hợp hai tài năng ấy lại với nhau cùng 1 lúc khi vừa hát và vừa chơi trống ở độ tuổi chỉ vỏn vẹn 18. Hai từ “huyền thoại” là quá nhẹ nhàng để miêu tả Karen, một người nghệ sĩ ra đi khi chỉ vỏn vẹn 32 tuổi vì hội chứng biếng ăn quái ác, mà nguyên do gốc rễ là vì nỗi tự ti với thân hình của mình.

Có nhiều nghệ sĩ đã gửi lời tri ân đến Karen, trong đó bao gồm hai lời khen ngợi đến từ Lennon và McCartney, Madonna, Elton John hay Sonic Youth đã tri ân Karen với bản cover u ám “Superstar” và gần đây nhất là The Avalanches với “We Go On” sample giọng của Karen trong Hurting Each Other ở phần chorus. 

Dưới đây là một trong những live show yêu thích nhất của mình – Karen trình diễn I Need To Be In Love, ca khúc mà bà “cưng” nhất của The Carpenters.

Favorites: Sing, Top Of The World, It’s Going To Take Some Time, Merry Christmas Darling, I Just Fall In Love Again, và nhiều quá không kể hết được.

Vashti Bunyan

Just Another Diamond Day: An Interview With Vashti Bunyan — OK Whatever
Thoáng nghe Bunyan trong một lần dạo chơi tại group Retro 1980, mình đã lập tức yêu luôn chất giọng folk của Bunyan qua bài “Train Song” hoặc “Just Another Diamond Day” (không nhớ rõ nữa)…nói chung thì, nhạc của Bunyan cũng cho mình một cảm giác thân thuộc song lại theo một hướng hoàn toàn khác với Karen vì nó như vẽ lên những bức tranh phong cảnh trừu tượng – bạn biết đấy, cùng bầy gia súc, cây cỏ mọc um tùm ở một trang trại và một bộ bàn ghế gỗ, có trà và bánh quy cùng một gia đình ấm áp theo phong cách “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” và “Mùa tuyết tan”… đại loại thế.

Nó vừa lạ vừa quen, thay vì là mang tính hoài niệm một cách gắn bó thân mật như thể gặp được người-mẹ-tâm-hồn ru vào giấc ngủ như cảm xúc cá nhân của mình với Karen.

Theo mình được biết thì Bunyan khi ra mắt nhạc vào giai đoạn giữa đến cuối thập niên 60, bà đã không đạt được những thành công về mặt thương mại và đã giã từ sự nghiệp âm nhạc cho đến tận đầu những năm 2000 khi Bunyan và rồi là nổi lên lại hẳn năm 2015 khi ca khúc “Train Song” xuất hiện trong True Detective. Dưới đây là Come Wind Come Rain thuộc album Just Another Diamond Day, 1970.

Mình cũng có chút mừng thầm vì sự thật là Bunyan ít nhất đã biết được rằng giọng ca của mình được trân trọng trong vòng đời của mình.

Anyway, hẹn gặp các bạn trong phần sau với nhiều cái tên hơn ở Việt Nam cũng như nước ngoài. Chúc mừng năm mới…một lần nữa!!! Dưới đây là một khúc nhạc mừng năm mới của danh ca huyền thoại Thái Thanh.

Đôi dòng cảm xúc về danh ca Ngọc Lan

Có những nữ nghệ sĩ (xin nhấn mạnh, nghệ sĩ. khác với nhạc công, khác với thợ hát, khác với ca sĩ, ta không nên đánh tráo những khái niệm này với nhau) có sứ mệnh để mang lại những cảm xúc, tầng năng lượng mạnh mẽ lâu lâu mới có một trong lịch sử nhân thế bằng một cơ hội, hay ta còn gọi là những trùng hợp thần kỳ, mãnh liệt một cách vượt bậc so với những cá nhân còn lại từng ngoi lên rồi lại ngụp xuống kéo theo sự tiếc thương vô bờ của đám đông quần chúng. Từ Elle Fitzgerald, cho đến Karen Carpenter, Carole King, Mariya Takeuchi, Petula Clark, cho đến Khánh Ly, Kiều Nga hay tâm hồn đang chạy trên playlist tôi đây là giọng ca Ngọc Lan, mỗi người trong số những cái tên tôi đã nêu đều đóng góp cho thế giới âm nhạc (tôi xin được phép ích kỷ một chút, cũng như cho cá nhân tôi) chút ít cái nhìn thoáng của tầng mây hạnh phúc (ví dụ: Kinh Khổ của Khánh Ly hay Top of the world của Karen Carpenter) và rồi lại lặn xuống đại dương ớn lạnh lẽo, sâu hun hút, không một bóng người, vô tâm và đầy rẫy sự chết chóc.

Có thể là hình ảnh về 1 người
Ngọc Lan tại Cali, 1993

Đại dương ấy mang tên nỗi buồn.

Để truyền tải được hết những nỗi đau, thì lẽ dĩ nhiên những người nghệ sĩ phải trải qua hết được những cung bậc cảm xúc ấy.Đôi mắt thấm đượm nỗi buồn sâu thẳm của cô Ngọc Lan, những năm cuối đời thật không may mắn chẳng còn được diện kiến thế gian.

Khác với Kiều Nga, một giọng ca cũng rất tuyệt vời cùng thời với Ngọc Lan mà có lẽ còn yêu hơn cả giọng cô Lan, tôi chưa bao giờ nghe Ngọc Lan mà tôi lại thấy vui. Có lẽ nhiều người khác cũng đồng tình với quan điểm tôi. Có thể là thanh thản (blissful), nhưng chắc chắn chẳng thể nào là vui. Và với cá nhân trải nghiệm của chính tôi trong tình yêu và với âm nhạc của Ngọc Lan (chao ôi, người mà giới thiệu cho tôi nghe Ngọc Lan cũng không ai khác là người đã khiến tôi phải day dứt và đau khổ suốt một năm trời), “buồn” là từ thường xuyên xuất hiện trong đầu tôi mỗi khi nghe cô Lan hát hay nhìn vào những tấm ảnh của cô.

Song, khi tôi nghe phiên bản “Và con tim đã vui trở lại” mà Ngọc Lan hát, tôi nhìn thấy được phần nào, rất nhỏ nhoi thôi nhưng nó tồn tại, niềm hi vọng và khát khao có được hạnh phúc của một người nghệ sĩ.Và nó làm tôi vui. Ít ra, trong tưởng tượng của tôi, giọng ca khả ái của Nha Trang đã được an nghỉ nơi chín suối trong rung động của chính những ca khúc của cô.

Rest In Peace.