Mơ tỉnh (lucid dream) là gì và làm sao để “đăng nhập” một giấc mơ tỉnh?

Định là một minipost thôi nhưng vì chủ đề này tự nhiên làm tớ hứng quá vì làm gợi nhớ đến thời tập tành lucid dream (cốt là để gặp Anna Kendrick nhưng mình không muốn nói về chuyện đó…nữa) nên quyết định viết 1 bài full luôn để chia sẻ những gì mình biết và đã trải nghiệm về Lucid Dreaming.

Trời Hà Nội nóng một cách dã man man rợ. Nằm điều hòa trong nhà những ngày này là điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm.

Ở nhà thì rất là rảnh rỗi. Mà rảnh rỗi thì ngoài việc tiêu thụ không ngừng nghỉ ra (như những con cừu ngoan ngoãn bán linh hồn của mình cho tư bản để đổi lấy đồ ăn quần áo và những thứ khác làm giàu cho bản ngã), chúng ta sẽ làm gì?

Đi ngủ. Mà đi ngủ, thì ta sẽ mơ.

Bạn có thể mơ không tỉnh táo (dậy xong mới nhận ra là mình vừa mơ hoặc thậm chí không biết là mình vừa mơ luôn) và mơ sáng suốt (lucid dreaming), hay còn gọi là mơ mà ý thức được là mình đang mơ. Mơ và kiểm soát được thế giới trong mơ của mình theo ý thích.

Ở trong thế giới này, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn, từ việc hẹn hò với Anna Kendrick cho đến kiến tạo một hành tinh cho riêng mình hoặc tổ chức 1 lễ hội speedrun ăn spaghetti trên một hòn đảo giả tưởng mà bạn tự tay xây lên.

Hoặc, như trường hợp dưới đây, bạn gặp chính bản thân mình trong mơ chẳng hạn.

Và một bản khác, thậm chí còn mất dạy, bố láo hơn của mình:

Mơ tỉnh (lucid dreaming) có lẽ đã được thực hiện từ khi con người bắt đầu đi…ngủ. Song, chỉ khoảng hơn một trăm năm nay Lucid Dream mới được phân loại và đặt tên bởi khoa học chính thống; chính xác là vào năm 1913 trong bài luận A Study of Dreams của nhà tâm lý học Frederik van Eeden. Lucid dreaming là một trong số nhiều cách ta có thể xâm nhập vào tiềm thức của mình (suy cho cùng thì có cả một bộ phim “hack não” của đạo diễn ít người biết Christopher Nolan được làm xoay quanh lucid dream) và có thể chơi đùa với những thông tin mà não bộ lưu trữ ở tầng này.

Nhưng nhân vật nổi bật nhất trong cộng đồng Lucid Dream phải kể đến Stephen Laberge (PhD) của đại học Stanford khi vào thập niên 1980 ông cùng các đồng nghiệp của mình đã nghiên cứu những khả năng mà ta có thể khám phá ngay trên giường ngủ của mình. Stephen Laberge là một nhân vật quan trọng vì những bài luận của ông đã góp phần xây dựng nền tảng cho các kỹ thuật LD sau này.

Theo một nghiên cứu của Laberge cùng các đồng sự về lucid dreaming, LD có cơ chế ảnh hưởng lên nhận thức khác với giấc mơ thông thường. Cụ thể là phần thùy đỉnh (parietal lobe) của nhóm người được quan sát khi đang thực hiện LD hoạt động mạnh mẽ hơn. Phần thùy đỉnh gắn liền chặn chẽ với nhận thức về thế giới xung quanh trong khi tỉnh táo và gần hơn là với trạng thái khi mơ.

Đúng vậy, mắt ông trông như ông đang tỉnh ngay cả khi không ngủ…ý tôi là ngay cả khi không thức…whatever.

Một số những khái niệm bạn nên biết khi nhảy vào thế giới của Lucid dream.

  • Dream recall: Việc gợi nhớ về giấc mơ rất quan trọng trong hành trình tập luyện Lucid Dream. Có thể là một quyển sổ để bạn ghi chú ngay lập tức mỗi khi thức dậy sau một giấc ngủ. Việc gợi nhớ sẽ làm bạn quen với trạng thái LD hơn để dễ dàng “nhập” giấc.

    Tip: Khoảng 5 phút đầu tiên khi bạn vừa tỉnh dậy là lúc bạn nhớ rất rõ các giấc mơ của mình nên hãy luôn để nhật ký bên cạnh khi đi ngủ nếu bạn muốn chuyên tâm tập luyện LD.
  • Reality check: Thỉnh thoảng trong ngày, hãy check xem là bạn có đang ở trong thực tại của mình không và chắc chắn rằng các quy luật vật lý vẫn còn hoạt động bình thường. Hãy chọn reality check phù hợp và tiện nhất với bạn, làm đi làm lại khi tỉnh táo đến khi nó ăn sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen để bạn làm ngay cả khi đang mơ.
    VD: Check xem tay của bạn có mấy ngón hay tủ lạnh nhà bạn có đang chạy không để bạn đi bắt nó.
  • False awakening: Bạn biết cảm giác khi tỉnh dậy, rồi đánh răng rồi bạn biết cảm giác tỉnh dậy rồi đánh răng rồi tỉnh dậy…không? Nó là như vậy đấy, false awakening chính là cảm giác đó. Một groundhog day mini của riêng bạn. Đừng để bị đánh lừa bởi nó nếu như bạn không muốn rơi sâu hơn vào trong cạm bẫy mà tiềm thức bạn tạo ra.

Một số các phương pháp thực hành lucid dreaming

“Myths are public dreams, dreams are private myths”

Joseph Campbell—The power of myth (1988) – Michael Scott

Giờ ta đi đến cách để thực hiện lucid dream một cách dễ dàng nhất (hoặc với độ tỉnh táo cao nhất nhất), đã qua thực nghiệm của chính bản thân mình.

Những thí nghiệm hiện đại nhất với lucid dreaming gần như đạt đến ngưỡng khoa học viễn tưởng: khả năng giao tiếp với người đang lucid dream khi họ đang ngủ. Hai nhà nghiên cứu Johannes Strelen và Kristoffer Appel cho thấy một người khi đang lucid dream có thể có tín hiệu mắt khác nhau khi nghe thấy các âm điệu khác nhau trong giấc mơ của mình. Một thông điệp ý nghĩa (bài toán đơn giản) được gửi vào trong giấc mơ bằng mã Morse và được hồi đáp bởi các cá nhân mơ bằng cách sử dụng những chuyển động của mắt được mã-Morse-hóa. Tương lai sẽ cho ta biết những khả năng khi tâm trí chìm sâu trong giấc ngủ và khi cơ thể trong trạng hái thư giãn.

Lucid Dream thông thường xảy ra vào giai đoạn REM (Rapid Eye Movement), giai đoạn khi mà mắt bạn hoạt động mạnh mẽ nhất và cũng là khi bạn ở trong giấc ngủ sâu nhất. Giai đoạn REM xảy ra 90 phút sau khi ta đi ngủ và xoay vòng cứ mỗi 90 phút trôi qua.

Ta có thể tận dụng điều này, cùng với việc quan sát chu kỳ giấc ngủ của bản thân để đi vào lucid dream một cách dễ dàng. Mục đích ta muốn đạt được với Lucid dream là làm sao để đỡ mệt mỏi nhất (cụ thể là các triệu chứng tiêu cực thường gặp như nhức đầu, không tỉnh táo, thường nguyên do là việc ta tận dụng giấc ngủ sâu để giải trí – điều mà Lucid Dream mang lại và có lẽ là lý do chính mọi người muốn thử nghiệm với bộ môn này) sau khi dậy và cũng như làm sao để…vui hết mức có thể sau mỗi chuyến LD.

Mình chưa xem Twin Peaks đâu nhưng…move on.

Vậy, làm sao để ta có thể lucid dream cho đúng? Mấu chốt để tỷ lệ đạt Lucid Dream cao hơn đó chính là sự kết hợp giữa việc bạn có thường xuyên đều đặn tập luyện dream recall hay không (ghi chép lại giấc mơ của mình hằng ngày) và thói quen reality check.

Một trong những cách phổ biến nhất (vì nó khiến bạn nhập cuộc có thể nói là ngay lập tức)·đó là WILD (Wake-initiated lucid dreaming).

WILD method thường được thực hiện nhiều bởi vì tỷ lệ thành công khá cao và bạn hoàn toàn có thể thực hiện chỉ trong một giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, phương thức này rủi ro cũng cao vì nó được xây dựng trên nền tảng của bóng đè (sleep paralysis) khiến cho việc thực hiện sẽ tốn bạn một chút can đảm và thời gian nếu như bạn chưa quen với việc nằm im một chỗ và không động đậy trong khoảng thời gian dài.

Một số báo cáo trong quá trình bóng đè còn ghi nhận chứng kiến các thực thể tối (ma, quỷ…) khiến cho nhiều người khiếp đảm. Nếu ta coi lucid dream như một cầu nối giữa khoa học hiện đại và metaphysics, thì các nhà sư Tây Tạng đã thực hiện “Dream Yoga” từ lâu. Lucid dream với họ được miêu tả như là cách thiền nhằm gia tăng nhận thức cũng như sự kiểm soát bản thân (self-control) ngay cả trong lúc ngủ.

Có thể tham khảo các bước thực hiện WILD bài bản tại đây.

Theo thực nghiệm của bản thân mình, nó dễ dàng dẫn mình vào lucid dream nhưng cũng hoàn toàn rất dễ dẫn mình vào thế giới của bóng đè, ít nhất là hơn hẳn các kỹ thuật khác. Đây là lý do ta cần phải thận trọng tuyệt đối khi tập luyện phương pháp này nếu như bạn có tâm trí nhạy cảm với các tác động ngoại cảnh hoặc nội cảnh.

Với WBTB (wake back to bed) method, bạn sẽ tránh được bóng đè (vỏ dưa) nhưng sẽ vẫn sẽ gặp khả năng bạn bị mất ngủ (vỏ dừa) do phải dậy trong lúc đang ngủ. Phương pháp này có điểm mạnh là khá linh hoạt để bạn kết hợp với viết nhật ký/ám thị. Tham khảo ở đây.

FILD (Finger-induced lucid dreaming) Method: Đây là phương pháp lucid dream phát triển rất lâu về sau và thường sử dụng để “chữa cháy”, nhập cuộc LD nhanh chóng hơn thông qua việc tận dụng cơ thể/não ở trạng thái rã rời (VD: sau một ngày vất vả). Tham khảo thêm tại đây.

Cách tốt nhất, tuy có thể hơi tốn thời gian tí nhưng bù lại nó sẽ đáng, vẫn là reality checkviết nhật ký thường xuyên do nó sẽ tạo một thói quen tốt cho chính bản thân bạn về sau, khi ta nhắc đến lucid dream hay là giấc mơ thông thường. Ngoài ra cũng nên tham khảo phương pháp ám thị, lặp đi lặp lại một câu như “Mình sẽ tỉnh trong mơ đêm nay” hoặc “tối nay mình sẽ làm tình với Gal Gadot” chẳng hạn để giúp bạn đạt lucid dream một cách dễ dàng hơn.

Sau khi bạn lucid dream, có thể ghi lại các trải nghiệm của bạn trong mơ theo một số tiêu chí nhất định, mà mình thấy có ba thứ chính đáng để lưu tâm nhất:

  • Độ rõ nét của giấc mơ sáng suốt của bạn: Trên thang điểm từ 1-10, với 1 là mờ mịt nhất và 10 là rõ như ngoài đời
  • Thời lượng của giấc mơ của bạn: Bao lâu trôi qua ngoài đời và cảm giác trong mơ thời gian như thế nào?
  • Câu chuyện giấc mơ của bạn ra sao: Miêu tả lại toàn bộ giấc mơ và những gì đặc biệt (hoặc không đặc biệt) đã xảy ra với bạn trong đó?

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các phương pháp bổ trợ khác cho Lucid dreaming như các ứng dụng trigger sử dụng âm thanh quen thuộc hoặc mặt nạ Remee để phát ra những tín hiệu cần thiết (ở đây là đèn nháy) khi bạn đang trong giấc mơ của mình. Nó có thể được hóa thân dưới dạng một chiếc đèn giao thông chớp nháy hay thứ gì đó tương tự của thế giới giấc mơ trong bạn.

Những tình huống/nguyên nhân có thể phá hỏng lucid dream của bạn (trước và trong quá trình lucid dream):

  • Đang ngủ thì bố/mẹ gọi dậy: Trường hợp hụt hẫng hi hữu nhất và thường sẽ xảy ra khi bạn thực hiện LD ở chu kỳ cuối của giấc ngủ. Cái này thì chịu nhé.
  • Thức giấc vì sợ: Sợ gì thì tùy vào từng trường hợp. Nhưng đa phần sẽ là vì một hiện tượng gì đó tiêu cực xảy ra trong giấc mơ. Khi bạn đối diện với những trauma của bản thân, hay một lý do ngớ ngẩn như thấy con gián to bằng cả căn nhà bỗng tự nhiên xuất hiện rồi đuổi theo bạn có thể sẽ trigger và khiến cho bạn tỉnh khỏi giấc mộng.
  • Sử dụng cần sa/cồn/các loại chất kích thích trước khi ngủ: Có thể khiến bạn mất cân bằng các chất sinh hóa của não bộ và ảnh hưởng đến chu kỳ REM của bạn khiến LD hay giấc mơ bình thường không thể xảy ra hoặc bạn không nhớ được các giấc mơ ấy.

Bạn có thể làm được những gì với Lucid Dreaming?

Bạn có thể làm được gì với thông tin này, bạn tự hỏi? Căn bản là tất cả mọi thứ mà trí tưởng tượng bạn cho phép. Không kể tới những hành động không thể làm được (hoặc chưa thể làm được, hoặc không dám làm) ở ngoài đời như bay lượn, ám sát thủ tướng, dừng thời gian lại, teleport…thì theo mình LD cũng rất hữu ích trong việc đi vào tiềm thức bản thân để giải quyết các vấn đề cần thiết.

  • Nhìn vào gương trong giấc mơ: Một cách để đối diện với tiềm thức của mình. Theo nhiều báo cáo thì việc nhìn vào gương có thể khiến cho nhiều hiện tượng xảy ra, trong đó bao gồm cả việc nói chuyện với chính mình ở trong gương.
  • Cá tính của các nhân vật trong mơ có thể phản ánh được những nội tâm của bản thân. Nghiên cứu thêm về não bộ trong quá trình lucid dream của các ứng viên tham gia sẽ cho ta biết kỹ càng các đặc điểm của những nhân vật đó. Cá tính của họ ra sao, họ có suy nghĩ như thế nào và phản ánh phần nào của người mơ?

Có người xem Lucid Dreaming như là con đường để trốn tránh khỏi thực tại, có người lại dùng nó để đối diện với những vùng khuất không thể access được ở trạng thái tỉnh táo, có những người khác lại lấy nó làm cảm hứng cho các tác phẩm viễn tưởng.

Lucid dreaming có thể được coi là đạt được mục đích khi nó đáp ứng được nhu cầu giải trí VÀ giải quyết được những gì bạn còn vướng mắc với giấc ngủ, tiềm thức cũng như các thứ xoay quanh liên quan đến nó. Tinh thần của bạn có thể sẽ tốt hơn, hoặc tệ hơn sau một cú lucid dream. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu như bạn ghi lại những trải nghiệm của bản thân sau mỗi lần Lucid Dream, LD sẽ càng dễ dàng hơn để đạt được về sau. Bạn cũng sẽ có những giấc mơ rõ nét hơn với thời lượng dài hơn và những hành trình đặc biệt hơn.

  • Giấc mơ và cái chết: Các nghiên cứu chỉ ra rằng DMT (một trong những chất psychedelics có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên đến nhận thức) được điều tiết ra trong quá trình lucid dream. Câu hỏi được đặt ra, thế giới bạn trải nghiệm trong giấc mơ liệu có quan hệ mật thiết gì với thế giới của DMT và điều này có thể cho ta biết thêm được gì về nhận thức trong đời sống hàng ngày của ta?
  • Tiềm thức, thực tại của giấc mơ (Phần này sẽ hơi dính tí ảo ma Yamaha Hiroshima Nagasaki một tí chứ chưa được chứng minh bởi khoa học): Ta có thể kiến tạo được một thế giới riêng trong chính giấc mơ của mình, tương tự như khi xây dựng nhà trong các game thế giới mở, với những quy luật/định lý phụ thuộc vào chính trí tưởng tượng của bản thân. Về căn bản, thế giới trong mơ của bạn có thể được xem như 1 game open world và bạn tùy chỉnh được theo ý thích cách mà nó vận hành.

Ví dụ: lần các thành viên 4chan có lần đã thử tạo một server mơ của riêng họ dưới đây và chu du trong cõi astral và đặt cho nó cái tên là Veelox. Tuy nhiên, như là một câu chuyện huyễn hoặc của Tổ chức SCP, nó hoàn toàn không được kiểm chứng bởi khoa học. Nhưng nó thực sự vui. Proceed, though, with a grain of salt.

  • Chơi đùa với cảm nhận về thời gian: Thời gian là một chủ đề đáng được để tâm đến trong các giấc mơ nói chung và lucid dreaming nói riêng. Tất nhiên, time distortion sẽ không căng thẳng như trong các tác phẩm hư cấu thường tô vẽ lên. Nhưng, việc cảm giác như đã sống cả một đời người trong một giấc ngủ chỉ vài tiếng là hoàn toàn có thật. Cũng như ở bài trước của mình khi viết về thời gian, nó tương đối đến mức mà trong phạm trù ta có thể đo đạc được đô chênh lệch giữa cảm giác trong mơ với thời gian thực, nó vẫn…không hoàn toàn chính xác. Trong link là một tài liệu nghiên cứu về thời gian trong lucid dream.

Phụ mục – các tài liệu và supplements có thể sẽ hỗ trợ cho Lucid Dream của bạn

Calea zacatechichi (cỏ mơ)

Những người khi sử dụng cỏ mơ báo cáo là có những trải nghiệm giấc mơ sáng suốt hơn kha khá trạng thái bình thường. Ngoài dùng để làm tăng khả năng lucid dream thì Calea zacatechichi còn được dùng kết hợp với DMT cũng như chất ức chế MAOI để tạo nên Changa (đại khái là Ayahuasca có thể hút được). Cá nhân mình khi sử dụng thì thấy vẫn cần nên kết hợp với các phương pháp khác để cho ra được kết quả tối ưu nhất và giúp bạn ngủ ngon hơn nói chung và lucid dream tốt hơn nói riêng.

African dream herb (Bàm bàm)

Chiết xuất 50x Entada rheedii cho phép bạn trải nghiệm những chuyến đi siêu thực hàng đêm. Mặc dù tên gọi là Cây mơ Châu Phi (African Dream Herb) – nhưng thực ra đó là hạt của giống cây Entada rheedii – có khả năng tăng cường sự rõ ràng của giấc mơ. Chúng có màu nâu, hạt bẹt vỏ cứng và thường được đeo quanh cổ như một dạng mề đay bùa may mắn bởi các thầy phù thủy. Đặt mua tại đây.

Ginkgo Biloba (Bạch quả)

Là một trong những loài cây sống lâu đời nhất thế giới và được sử dụng nhiều triệu năm qua như một nootropic cho các mục đích khác nhau. Có thể giúp bạn tỉnh táo hơn trong khi lucid dream khi kết hợp với Vitamin B6 và/hoặc Melatonin.

Đọc thêm về Ginkgo Biloba tại đây.

Stephen LaBerge, Ph.D. & Howard Rheingold – Exploring the World of Lucid Dreaming

Đầu sách nền tảng dành cho tất cả mọi người đang muốn nhập môn lucid dreaming. Trong đây, LaBerge đã xây dựng những phương pháp nổi bật nhất mà giới lucid dream sử dụng cho đến ngày nay cũng như đi sâu vào các tư thế ngủ phù hợp/đỡ nhức mỏi.

C. G. Jung – Dreams

Jung trình bày khá rõ ràng quan điểm trong cuốn Dreams về mối liên hệ giữa phần vô thức và nhận thức. Bổ cho các bạn tìm hiểu về Lucid Dream, psychology nói riêng và ý nghĩa các giấc mơ nói chung.

Các trang để bạn tham khảo:

r/LucidDreaming – Subreddit Lucid Dream

How To Lucid – Learn how to control your dreams! – Một trong những trang về Lucid Dream đầy đủ và bản nhất.

https://www.ld4all.com/ – Cộng đồng lucid dream được thành lập từ năm 1997.

Chúc các bạn mơ, ấy nhầm tỉnh, ấy nhầm, mơ tỉnh thành công. Hẹn gặp các bạn trong các bài tiếp theo của Mê Tú Linh.

Minh Tu Le

Series Câu chuyện về nhân loại: Chúng ta ở đâu trên dòng thời gian? (Phần II: Những ý tưởng về thời gian)

Series Câu chuyện về nhân loại: Chúng ta ở đâu trên dòng thời gian? (Phần II: Những ý tưởng về thời gian)

Warning: Bài này sẽ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Tính tương đối của thời gian

Ai cũng biết về thuyết tương đối của Einstein và những tác động của nó với khoa học hiện đại. Thuyết tương đối, song song, dưới góc nhìn của con người hiện đại có thể được áp dụng trong những thought experiments ta thường gặp trong quá trình đi tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Bỏ các phương trình khó hiểu sang một bên và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả/thể hiện, ở đây sự tương đối, ý người viết là nó hiện diện trong từng khoảnh khắc mà ta có thể cảm nhận và thậm chí tận dụng được để hoàn thành các tác vụ nhanh chóng hơn.

Lấy ví dụ đơn giản, môi trường xung quanh đã được chứng minh là có khả năng ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta về thời gian.

Tại sao thời gian dường như co lại vào cuối tuần và giãn ra trong tuần? Tại sao một bộ phim hay bạn cảm giác như đi rất nhanh và một bộ phim dở lại cảm giác như thời gian như đứng yên một chỗ đến khi bạn quyết định… tắt phăng nó đi?

Hiện tại là thứ duy nhất ta cảm nhận được, ít nhất là xét một cách chủ quan, dưới góc nhìn của cơ thể chúng ta. Hay nói đúng hơn và gọn lẹ hơn, bạn chính LÀ khoảnh khắc hiện tại. Nhìn xung quanh, thở, quan sát, thiền, làm bất cứ thứ gì đi nữa, thì việc hướng về hiện tại cũng đều tối quan trọng giúp bạn thực hiện các tác vụ hàng ngày.

Thời gian mang tính co giãn khi nhận thức của người quan sát cảm nhận được nó và có những tác động lên nó. Sự quan sát về không-thời gian cũng có thể (tạm gọi) là tương đối, do tính chất phụ thuộc của nó vào người trải nghiệm dòng thời gian họ đang sống.

Rồi sao?

Vậy thì, về lý thuyết ta có thể đánh lừa não bộ để tạo cho cảm giác thời gian đang trôi nhanh hơn/chậm hơn. Một ví dụ căn bản đó là khi sử dụng các chất hướng thần (THC, LSD hoặc Salvia hoặc DMT/5-MeO-DMT), ta sẽ có cảm giác thời gian trôi qua nhanh hơn hoặc chậm hơn hay… thậm chí là dừng lại hoàn toàn.

Hoặc, sau khi bạn thức dậy khỏi một giấc mơ, bạn sẽ cảm giác như đã là cả một hành trình dài xảy ra. Thậm chí bạn đã lấy vợ sinh con đẻ cái trong giấc mơ của mình, đã đi qua bao nhiêu chặng đường để rồi khi bừng tỉnh dậy chỉ mới 5 hay 10 phút trôi qua. Dưới đây là câu chuyện của một cú trip Salvia mà người viết miêu tả như khái niệm “thời gian dường như biến mất” khỏi thực tại.

Hay cuộc trip Datura (chi cà độc dược, hay với các tên gọi khác như Jimsonweed, Moonflower, Devil’s Weed, and Devil’s Trumpet) trong clip của một người đàn ông không xác định danh tính dưới đây cho thấy góc nhìn của người trip là đã 3 tháng trôi qua và anh cảm giác như đã hóa điên – mặc dù có lẽ chỉ mới vài tiếng trôi qua thời gian thật.

(Tiện nhắc về psychedelics cũng như lãnh địa của giấc mơ: Cách ta tương tác và thời gian trong giấc mơ cũng khá thú vị – Ví dụ như nhiều báo cáo cho biết các cá nhân chỉ nhìn thấy khoảng không khi nhìn vào đồng hồ trong một giấc mơ. Mình sẽ làm một bài về lucid dream và các phương pháp LD cơ bản để giúp bạn vào trạng thái giấc mơ sáng suốt sau nếu yêu cầu đủ cao)

Cớ gì thời gian, một khái niệm ta có thể đo đạc được và tính toán, căn chuẩn được, lại thiếu tính nhất quán đến vậy?

Thời gian và những câu hỏi

Nếu như thought experiment Last-Thursdayism (tạm giải thích: giả thuyết vũ trụ mới chỉ được sinh ra vào thứ Năm tuần trước và bạn hoàn toàn, theo lập luận, không có cách nào chứng minh được điều đó là không đúng) có thể làm được điều gì ngoại trừ việc làm chủ đề để đem khoe với bạn về những khả năng nó có thể ngụ ý, đó là nó giúp ta tập trung vào hiện tại hơn thay vì thắc mắc, hay không chủ đích thắc mắc, là ĐIỀU GÌ DẪN TA ĐẾN KHOẢNH KHẮC BÂY GIỜ?

Lịch sử, theo ghi chép, có đúng hay không? Mọi thứ mà bạn biết về thế giới, ký ức và cảm xúc và trải nghiệm dệt thành bạn bây giờ hoàn toàn có khả năng đã được lập trình chỉ trong vài ngày trước và bạn không hề có cách nào để chứng minh ngược lại.

Và vâng, tất nhiên, có hiện này và cũng có… hiện tại khác. Riêng mình có hai định nghĩa chính cho khoảnh khắc hiện tại, đó là hiện tại hẹp và hiện tại rộng.

Be Here Now của Ram Dass

Hiện tại hẹp, có thể bạn đang trong một căn phòng, hoặc một quán cafe, hoặc ngồi trên ghế đá cạnh xe rác mãi chưa được đẩy và đọc chăm chú hoặc chữ được chữ không bài viết này.

Trong hiện tại rộng, nó là những nếp gấp tạo nên đời sống của bạn. Đó là nhóm bạn mà bạn đi chơi cùng, những nơi chốn bạn đến thường xuyên, trong đó bao gồm các quán ăn/cafe bạn thường lui tới và những gì bạn thường gặp hàng ngày.

Điều này sẽ tạo thành nếp sống, hay mình thường gọi là mini-ngày-chuột-chũi, một vòng lặp thường ngày của bạn.

Hãy nhớ về thời học tiểu học của bạn. 3 tháng hè là một khoảng thời gian nghe có vẻ rất lớn (nhưng thực chất lại không dài lắm vì bạn chỉ có tầm 1 tháng tại 2 tháng dành để học hè mất rồi). Ba tháng ở thế giới người lớn…chỉ là 90 ngày.

90 ngày, khi bạn breakdown theo kiểu 90 ngày = 30 ngày (= 4 tuần + 2 ngày) + 30 ngày + 30 ngày, nó sẽ cho bạn một cảm giác khác đi một chút.

Nói về thời gian thì rất nhiều cách và mất…rất nhiều thời gian để làm điều đó. Thế nên ta sẽ tóm gọn một chút và đi đến thẳng chủ đề chính:

CHÚNG TA THỰC SỰ Ở ĐÂU TRÊN DÒNG THỜI GIAN?

Hiện tại (rộng) của tất cả chúng ta là gì? Thực tại mà ta vẫn phải đối mặt, tính đến năm 2022, là năm mà người giàu nhất thế giới là một wibu.

NFT là một thứ thực sự tồn tại, và, và, và. AI đã trở thành một phần của cuộc sống bạn.

Nhưng những gì mà các nhà khoa học lớn nhất trên thế giới như Nick Bostrom cảnh báo về AI có thực sự đáng để quan ngại hay không? Thời gian chỉ là một mặt của vấn đề mà chúng ta có thể suy xét. Những gì diễn ra trên đó mới là điều ta cần lưu tâm, khi mà tình hình chính trị-xã hội cũng như khoa học đang không thể nào ban căng hơn hiện nay.

Hãy đón đọc phần tiếp theo của series Câu chuyện về nhân loại: Trí tuệ nhân tạo và những gì ta có thể dự đoán được (vào thời điểm bây giờ…hehe).

Tài liệu tham khảo:

https://www.researchgate.net/publication/319638826_Time_grows_on_trees_The_effect_of_nature_settings_on_time_perception#:~:text=Environmental%20stimuli%20such%20as%20light,%2C%20and%20Pearce%20(2020).

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4871852/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30478716/

https://www.psd.gov.sg/challenge/ideas/big-idea/adventure-time-stretch-perception-of-time-with-new-experiences

Minh Tu Le

Series Câu chuyện về nhân loại: Chúng ta ở đâu trên dòng thời gian? (Phần I)

Featured

Thời gian là một khái niệm tốn nhiều thời gian để suy ngẫm.

Thời gian không tồn tại. Nhưng ý tưởng về nó thì lại có.

2022 là tương lai, và bạn đã già.

2016 nghe khá là gần. 2016 là 6 năm trước.

2012 là 10 năm trước.

The Avengers đã ra mắt được 10 năm.

2011 gần với 2001 hơn là 2012.

Mấy đứa nhóc 9 tuổi vào năm 2013 (năm Frozen ra) sẽ tròn 18 vào năm nay.

Chúng ta đã qua bối cảnh “tương lai” của Back to the Future, 2015, được 7 năm.

Toàn Shinoda đã mất được 8 năm.

Steve Jobs đã mất được 11 năm. iPhone 5 và Galaxy S3 đều có tuổi thọ 10 năm.

Minh Tu Le – Michael Scott

Từ khi còn nhỏ thì tôi đã có một sự ám ảnh nhất định với thời gian, và góc nhìn với thời gian.

Thật sự, bạn không thể hình dung được thời gian. Bạn không thể nào sờ được vào thời gian. Nhưng bạn vẫn cho rằng, một cách ngây thơ, là thời gian tồn tại. Đã quá trung học nhưng bạn luôn ám ảnh với nhừng con số và nhìn đồng hồ liên tục.

Thậm chí, niềm ám ảnh về thời gian của bạn còn lớn đến nỗi, bạn phân cấp thứ bậc cho thời gian và so sánh “thời gian của tao quý giá hơn thời gian của mày”, hay “máy thời gian” (đồng hồ) của tao xịn hơn “máy thời gian” (đồng hồ) của mày.

Và có vẻ như, một điều trớ trêu của dòng thời gian khi mà một bài viết “nhận thức về thời gian” lại tốn của bạn…kha khá thời gian để đọc. Nếu như đọc đến đây và bạn vẫn muốn đọc thêm thì chúc mừng bạn, bạn đã chứng minh được tính tương đối của nó và, nghịch lý thay, bạn sẽ chẳng cần đọc bài viết này nữa. Bạn có thể đóng tab và đi ngủ hoặc quay lại với điều mà bạn đang làm được rồi.

Nhưng mà, đừng như thế. Vì đây là một chủ đề tôi khá là tâm huyết và tôi cũng muốn tất cả mọi người đều tâm huyết với nó – ngược lại với những kẻ có đặc quyền luôn sống ở hiện tại thay vì phải bận tâm lo lắng về tương lai vào buổi sáng và hoài niệm về quá khứ vào ban đêm và rồi bảo rằng hãy quay về hiện tại đi.

HA!

Nếu chúng ta đã không thể sống ở hiện tại, thì hãy ở bất cứ nơi nào khác trên thời gian ngoài lúc này.

Ám ảnh với những cột mốc

Nỗi ám ảnh của tôi với những cột mốc và khoảng cách từ cột mốc này với những cột mốc kia khá lớn.

Nó như kiểu, thật sự đau đầu khi nghĩ là khoảng cách từ khi những kim tự tháp Giza được xây dựng đến khi Nữ hoàng Cleopatra chết còn xa hơn từ khi Cleopatra chết cho đến năm nay, năm mà Kendrick Lamar ra album mới nhất của mình.

Nhưng nó là sự thật.

Những người tôi ngưỡng mộ, rất nhiều trong số họ tồn tại vào thế kỷ XX. Do việc luôn ở “quanh họ” (ít nhất là thông qua các tấm ảnh chụp) mà dường tôi cảm giác mình “gần” với họ hơn, cho dù có những người đã chết được khoảng 42 năm trước.

Oh look, Kurt Cobain kìa!

Vấn đề nữa về dòng thời gian đó là chúng ta thường nhìn vào các sự kiện lớn nhất để đánh giá mà quên mất đi những sự kiện nhỏ và/hoặc cận-lớn.

30 năm là một khoảng thời gian dài. Dài cỡ nào? Nghe thì cũng dễ hiểu đấy nhưng não bạn để load được thì sẽ cần một thứ trực quan hơn một chút, các cột mốc. Tính từ năm 1992 (30 năm trước) đến nay, những sự kiện sau đây đã xảy ra:

2002 – 9/11 vừa mới xảy ra
2004 – GTA San Andreas ra mắt
2007 – iPhone ra đời
2010 – iPad ra mắt
2012 – Harlem Shake

Như các bạn có thể thấy, 20 năm trước, mọi thứ là một thế giới khác. Giữa năm 2002 cho đến nay, có quá nhiều thứ đã xảy ra. 40 năm là một khoảng thời gian tương đối dài.

Thập niên 1980 nghe có vẻ gần (nhất là nếu như bạn yêu thích văn hóa thập niên 1980 và gán ghép những cá tính của bản thân cho các nhân vật trong phim thời kỳ này), nhưng nó đã là 40 năm trước. Tôi thường khá là bị choáng ngợp vì khoảng thời gian từ 1982 cho đến 2002 bằng với khoảng thời gian từ 2002 cho đến 2022.

1977 – 1992 (15 năm): NWA ra đời, Star Wars ra mắt cả ba phần,

1992 – 2007: Pulp Fiction ra mắt. 11/9 (chưa từng xảy ra).

2007 – 2022: Bọn 2k7 ra đời, lớn lên và bước vào cấp 3 và đi vào club và chụp ảnh rồi đăng lên aima.bietduoc

SỰ THAY ĐỔI VỀ 4 PHƯƠNG DIỆN SAU (mà mình xin phép được dùng lại từ bài trước vì Photoshop của mình hiện đang bị lỗi scratch disks) cũng được nhìn thấy rõ rệt qua nhiều năm.

Ví dụ: Ở năm 1960, việc phân chia nhà vệ sinh cho người da đen và người da trắng là điều bình thường. Hoặc, bạn có biết là đến tận năm 1977, người ta mới bãi bỏ lệnh tử hình bằng cách chặt đầu (guillotine)?

50 năm (nửa thế kỷ) là một khoảng thời gian rất dài – nó là 18250 ngày – hãy hình dụng một năm dài đằng đẵng của bạn nhưng nhân lên gấp 50 lần, hoặc, một ngày của bạn nhưng nhân lên 18250 lần.

100 năm là khoảng thời gian rất dài. Nó là gấp đôi của 50 năm.

Tất cả những điều trên mà tôi kể chỉ nằm ở trong khoảng 100 năm.

Dòng thời gian ở mức vĩ mô sẽ khiến cho 100 năm trở nên nhỏ bé.

100 năm nhỏ bé cỡ nào, bạn tự hỏi?

Cây đã tồn tại được 350 triệu năm. Wop de doo. 350 lần của 1 triệu năm. Nếu như mỗi một năm bạn nhận được một đồng, thì sau 350 triệu năm bạn sẽ đủ tiền mua VinFast Fadil Tiêu chuẩn 1.4 AT – 2022 đã bao gồm thuế.

Nhưng bạn biết cái gì còn tồn tại lâu hơn cả CÂY nữa không?

Cá Mập.

Cá mập đã tồn tại được 420 triệu năm. Hãy nghĩ kỹ về con số đó. Nó đã ở trên Trái Đất này được ngần ấy thời gian.

Bản đồ của Trái Đất khi đó còn trông như thế này:

Hãy tưởng tượng những gì mà cá mập đá chứng kiến qua bao nhiêu thời đại trên hành tinh này. Và chúng vẫn sống dai và sống khỏe. Hãy nghĩ về điều đó.

Thì sao chứ? Điều này có liên quan trực tiếp gì đến việc tối nay bạn đi đâu chơi hay ăn gì hay làm gì sau đó?

Chúng ta sẽ đi trả lời cho các câu hỏi đó trong phần II – Tính tương đối của thời gian.

Minh Tu Le

Thiền và thiền nổi: Trải nghiệm trong bể của tôi

Nhận thức về nhận thức khá vui.

Nhưng sau khi đọc xong bài (nếu như bạn có đọc), ta mới chỉ đang có những suy nghĩ, suy tưởng và suy đoán về nó – ý tôi là, nhận thức nói chung và suy nghĩ nói riêng.

Nhận thức quan sát suy nghĩ, trong đó bao gồm cả suy nghĩ về… chính nhận thức.

Nhận thức không phải là suy nghĩ, nhưng không có nhận thức thì không thể nào quan sát suy nghĩ và ngược lại, không có suy nghĩ thì nhận thức không thể nào BIẾT được chính nó.

Rất Thịnh Suy.

Sự mỉa mai này khiến ta, phần lớn thời gian, bị nhầm lẫn, hoặc đánh tráo, hoặc nhảy qua nhảy lại giữa hai khái niệm sau:

Khi bạn nhận biết được suy nghĩ, theo đúng nghĩa là bạn đang đứng từ góc nhìn của nhận thức bên trong cơ thể và nhìn nhận chính nó, bạn đã giải quyết được 50% vấn đề.

50% vấn đề còn lại sẽ là…

+ NHẬN BIẾT SUY NGHĨ

+ KIỂM SOÁT (bằng cách không kiểm soát, và quan sát)

+ Bạn có thể làm gì được với những điều ấy (GIẢI PHÁP)

Tất cả những điều này dẫn ta đến hành động mà tất cả chúng ta nên làm: THIỀN.

Mỗi khi nhắc đến chữ thiền, ý tưởng chung thường sẽ là hình ảnh một ông sư đầu trọc ngồi khoanh chân trên một tảng đá trong rừng tuyệt thực vài tháng nhằm mục đích đạt đến trạng thái Niết-bàn đi kèm với những quote mà bạn đại học của bạn hay share trên Facebook trước mỗi kỳ thi học kỳ, hoặc điều gì đó tương tự như thế.

Công nhận với tôi đi, thiền rõ ràng nghe rất mệt và chán.

Và sự thật, nó chán bỏ con mẹ. Cắt đi hết mọi stimuli (kích ứng) bên ngoài là một cực hình ở thời hiện đại. Ma túy với ta là âm thanh và hình ảnh khắp mọi nơi 24/7.

Nhưng, và đây là một cái nhưng lớn: Khi bạn đã biết được cách thiền, bạn kiểm soát được dòng năng lượng mình một cách tối đa rồi, thì bạn sẽ lại phải tự hỏi mục đích của mình là gì.

Cái nhưng lớn.

Mục đích thiền của BẠN, là gì?

Dù vấn đề của bạn là gì, mục đích của bạn khi tìm đến thiền là chi, thì nó chắc chắn (90%) sẽ giúp ích cho bạn bằng cách này hoặc cách khác.

Hay nóng giận? Học thiền.

Lúc nào cũng horny và không kiểm soát được cơn horny của mình? Học thiền.

Hết trò để chơi? Học thiền.

Muốn theo tâm linh? Học thiền.

Ám ảnh và cay cú về việc crush bạn đi với một đứa từng bắt nạt bạn thời đi học nhưng bạn không đủ đẹp trai hay tài giỏi hay thông minh bằng nó và tính cố chấp của bạn càng khiến bạn lún sâu hơn vào sự ganh ghét đố kị làm bạn tiêu tốn hết nhiều năm cuộc đời và có lẽ sẽ mất thêm nhiều năm nữa? Học thiền.

Nói chung, hãy xác định được mục đích hành thiền của bạn thì chúng ta mới có thể đến bước tiếp theo là nhìn thấy được những lợi ích cụ thể mà thiền có khả năng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Mục đích sâu xa hơn và tối thượng của thiền là giúp bạn kiểm soát được bản thân một cách tối đa: cảm xúc, tâm trí và cơ thể. Đi sang bên phải hay trái, bạn đều có nguy cơ bị lạc. Thiền sẽ đưa bạn vào điểm chính giữa (regain center).

Dưới đây là hình ảnh trực quan những gì diễn ra trong đầu bạn khi bạn tập trung vào hơi thở và khoảng một triệu suy nghĩ cứ chạy loạn xạ trong đầu.

Thiền nổi

Ta có thiền, và rồi ta có thiền nổi.

Vậy chính xác, thiền nổi là gì?

Sơ qua về lịch sử bể nổi:

Bể nổi ra đời vào thập niên 1950 bởi John C. Lilly. Liệu pháp thư giãn giác quan hay gọi tắt là Sensory Deprivation (cô lập giác quan) hay Floating (thiền nổi) được sáng tạo với mục đích tạo ra một môi trường tối ưu, giúp cho toàn bộ cơ thể và trí óc được thư giãn một cách đúng nghĩa.

Altered States ra mắt năm 1981 (đóng chính bởi William Hurt, RIP) đã cho thấy một cái nhìn điện ảnh về bể nổi cũng như những thử nghiệm với các chất thức thần trong quá trình thực hiện thiền nổi. Kể từ đó, bể nổi được biết đến nhiều hơn trong văn hóa đại chúng.

Nhận thức về bể nổi và những nghiên cứu về nó chỉ thực sự nổi (heh) lên khi bước vào thập niên 2000 cũng như phong trào psychedelics quay trở lại, cùng với những diễn đàn mọc lên thảo luận về sensory deprivation.

Float được miêu tả là có tác dụng lên tâm trí tương tự 1 trạng thái Thiền Sâu hay 1 khóa retreat kéo dài 10 đến 30 ngày.

Những cá nhân nổi tiếng nhất sử dụng bể nổi bao gồm Emma Watson, Anthony Bourdain (an nghỉ) và Jim Carrey. Bạn có thể nhận ra vài cái tên trong số đó. Và tất nhiên, tôi biết là trong đầu một số bạn đang nghĩ đến Joe Rogan. Các bạn nghiện trong friendlist của tôi không nên chối bỏ điều này.

Thiền nổi thì căng đấy nhưng bạn chơi DMT bao giờ chưa?

Float Vietnam được thành lập vào năm 2017 bởi anh Thỏ Trắng của Mind Hacker với mục đích thúc đẩy cộng đồng tâm linh nói riêng và sức khỏe tâm lý nói chung để tạo nên một cộng đồng tham gia thiền nổi – cùng với một hi vọng nhỏ nhoi là cộng đồng sẽ sớm phát triển hơn về số lượng người trong tương lai.

Book xong lịch, tôi đến Số 9 ngõ 51 Hoàng Hoa Thám để chuẩn bị.

Trông nó như thế này. Hehe Hoàng Hoa Thám Duy Anh các thứ.

Trải nghiệm (thực tại) trong bể

Mỗi khi suy nghĩ đi lạc, tôi lại quay trở về dấu chấm mà tôi đã kể bên trên. Nó là toàn bộ sự sống với tôi (theo nhiều nghĩa, và nghĩa nào cũng đúng).

Trước khi vào, tôi được yêu cầu tắm tráng, đi WC cũng như dùng 2 nút để bịt tai lại và được cho một miếng mút để đặt sau gáy để đỡ mỏi cổ. Sau đó, một đoạn nhạc thiền khoảng một phút được bật (mà bạn thường được recommend trên Youtube dưới danh các tiêu đề như “nhạc tần số hiện thực hóa những ước mơ của bạn”) để báo hiệu tôi vào nằm.

Được anh Thỏ dặn dò đầy đủ như một đứa trẻ lên năm trước khi ba mẹ ra khỏi nhà, vào, tắt đèn, nằm im đó, không được nhúc nhích động đậy.

Ở trong bể, những suy nghĩ và cảm xúc thuộc tiềm thức của tôi xuất hiện rõ do không còn những kích ứng và xao nhãng bên ngoài.

Bạn nhìn thấy khuôn mặt không? Tôi cũng thế!

Tiến trình trong bể nổi

T+0: Cởi quần áo, vào bể

T+5 phút: Suy nghĩ chạy loạn, nhìn nhận nó khách quan hơn (đứng từ góc nhìn thứ ba)

T+10 phút: Bắt đầu quen HƠN với cảm giác không nhúc nhích được

T+15 phút: Bắt đầu THÍCH cảm giác không nhúc nhích được

T+30 phút: Bắt đàu hết thích cảm giác không nhúc nhích được và muốn nhúc nhích nhưng có gì đó ngăn lại

T+45 phút: ??? !!! @@@ TÔI CẦN NGHE NHẠC NGAY BÂY GIỜ

T+60 phút: Ra khỏi bể, tắm một đợt nữa, rồi đi show ra mắt album của Nam Thế Giới tại LP Club rất hay 10/10

Cái hay của thiền nói chung và thiền nổi nói riêng, theo tôi, là nó cho bạn cơ hội để giải quyết mọi thứ trong tiềm thức một cách khách quan. Bạn được nhìn nhận chúng, những cảm xúc và suy nghĩ trong sự ừ-đúng-là-mình-nên-làm-như-thế-mình-luôn-biết-là-như-vậy.

Ra khỏi bể, tôi cảm giác như não vừa được “tắm”. Thoải mái. Tĩnh tâm. Và, tất nhiên, khóc được là một niềm vinh dự.

Dưới đây là phóng sự ngắn của tôi với đại diện Float Vietnam (bản đầy đủ, không che)

MTL: Float Vietnam ra đời từ khi nào và lý do nào mọi người lại có ý tưởng đó?

Thỏ Trắng: Từ 2017, lý do là Thỏ Trắng tự build bể float để khám phá tâm trí với Thỏ đó là bước tiếp theo sau psychedelics. Lúc đó Thỏ có 200 triệu tiết kiệm. Tiền dễ đến dễ đi, thà lấy để làm cái gì đó ra ngô ra khoai lun, đầu tư thử nghiệm ko thương tiếc.

Đó là câu chuyện dưới góc nhìn co-founder :)) (Kiểu trả lời qua Messenger :^)) nghe có người rủ làm dự án spa xịn mà không phải bỏ vốn vào mấy nên làm cùng lun!

MTL: Theo anh thì thiền nổi có giúp ích cho việc thực hành thiền bình thường không?

Thỏ Trắng: Có, float với thiền như máy bench press ở gym với bài nâng ngực. Khi mới đầu còn yếu thì máy hỗ trợ, tới khi nào tự tin rồi thì tự sức được dễ dàng hơn.

bình thường thiền muốn tốt phải tới thiền viện yên tĩnh, cuộc sống đơn giản, nhiều ngày tâm mới lặng được vậy, mà ở bể float chỉ cần 15-30p đầu làm quen rồi tâm lặng thinh.

Từ lần 3 thì 5 phút là lặng luôn.

😦

Kết luận.

Thiền là một thói quen quan trọng mà tất cả chúng ta nên làm thường xuyên ở thời nay.

Thiền nổi, càng là một trải nghiệm đáng giá mà mình nghĩ tất cả mọi người đều nên thử ít nhất là một lần để giúp bản thân đạt được những trạng thái tĩnh tâm mình mong muốn, cũng như giúp giải quyết các vấn đề ẩn khuất sâu trong tiềm thức mà bạn có thể chưa biết trước đó.

Và cuối cùng, tất nhiên, thiền nổi sẽ giúp bạn out khỏi thế giới của Mark Zuckerberg trong thoáng chốc.

Vậy đó. Thiền khi nào bạn muốn, vì mục đích nào bạn muốn, ở bất cứ nơi đâu mà bạn muốn.

Nhưng một khi đã thiền, hãy đừng quên thiền.

Hãy thiền để quên.

Tài liệu tham khảo:

https://floatvietnam.com/2019/05/12/5-li-do-float-tank-la-moi-truong-thien-hieu-qua-nhat/

https://www.insider.com/benefits-of-meditation

https://psmag.com/social-justice/flotation-isolation-boosts-musicians-skill-level-31182?fbclid=IwAR2aWUvcTFxBLejpyq0ZytYBVJ4jXfwh8iA6iJGzLQpkPdMZgj7OyN1N9tM

Một cái nhìn khác về tài sản (hay: kinh tế cho những kẻ không học kinh tế)

MTL không phải là một nhà kinh doanh và chưa bao giờ thực sự là một người “GIÀU CÓ. Xin hãy chỉ xem bài viết như một tư liệu tham khảo.

Bài viết được lấy cảm hứng từ tháp nhu cầu Maslow đi kèm với những đêm không ngủ và những ý tưởng lược đồ ngáo ngơ.

Phải có lao động thì mới tạo ra được giá trị của cải. Phải có làm mới có ăn. Đây là chân lý của nhiều ngàn năm nay, kể từ khi con người có khái niệm về quy đổi. Tôi sẽ không làm các bạn chán ngấy với dòng lịch sử mà bạn có thể Google 5 giây là ra.

Khi tiền ra đời, đồng nghĩa với nền kinh tế ra đời.

Và khi nền kinh tế ra đời, thì vô số hệ quả cũng kéo theo.

Câu chuyện về Tuấn

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện nho nhỏ về Tuấn.

Tuấn năm nay 12 tuổi, gia đình không phải là khó khăn nhưng cũng khó có thể gọi là khá giả.

Tuấn đã có trong tay một công việc ổn định (ít nhất là ổn định hơn nhiều so với những thằng nhóc trong xóm nó chỉ biết tiêu pha qua ngày), đó là nghề cày game thuê. Nếu có một điều mà Tuấn rất giỏi, thì đích thị là chơi game.

Xin đừng cười Tuấn vì đó là tất cả những gì Tuấn, một nhân vật mà tôi mới tưởng tưởng ra 30 giây trước, có thể làm, bằng khả năng ít ỏi của một đứa trẻ 12 tuổi.

Cứ mỗi trận nó đánh thắng ngoài quán net, Tuấn được 50.000. Sau một buổi chiều trốn học, nó có thể dành túi được 250.000. Bốn ngày trong tuần, nó sẽ kiếm được 1.000.000, hoặc hơn, nếu nó được nghỉ tiết Tin Học và may ra trốn thêm tiết Thể Dục.

1.000.000 sẽ là toàn bộ tài sản đối với nó. Một khối tài sản lớn.

Tuấn, cũng như nhiều người khác, sẽ muốn tiêu số tiền mà nó kiếm được. Tất nhiên, nó cũng ý thức được rằng cần phải tiết kiệm – nên nó dành 50.000 để mua ổng lợn rồi bỏ vào đó 200.000. Vị chi (bài viết khi sử dụng hai từ này thì bắt đầu nghe hơi có mùi lớp kinh tế rồi), nó còn 750.000 để tiêu.

750.000 với Tuấn là một số tiền kha khá lớn. Ít ra là với một gia đình không khá giả như của Tuấn, nó có thể nghĩ đủ mọi khả năng để tiêu nó. Nó chia ra từng phần nhỏ để nó có thể sử dụng với số tiền ấy.

Và, như một công dân lương thiện, nó tiếp tục công việc của nó để kiếm thêm tiền.

Càng đánh, Tuấn càng thấy thích thú. Trên thực tế, nó cảm thấy như mình bất bại. Tuấn được làm việc mình thích và thậm chí còn được trả tiền cho điều đó.

Và khi Tuấn đã cày game miệt mài, ngày qua ngày, rồi thắng đủ để người mà nó đánh game hộ đã “cống” cho nó đủ 10.000.000 trong tay, 750.000 với nó sẽ trở thành 75.000.

và rồi khi nó nhìn số tiền 1.000.000, nó lại tự nhủ: “Ha! Vậy mà trước kia mình tưởng mình đã có tất cả! Thật xuẩn ngốc”.

Cũng đúng, giờ Tuấn đã khác hoàn toàn. Nó có thể tự tin vào một quán cơm tấm để gọi đồ ăn mà không cần phải nhìn giá tiền. Nó có thể mua một ly nước mía, làm rơi và có thể mua ly mới mà đầu không cần phải nảy số tính toán chia ly từng ly từng tí bởi vì, đơn giản, trong nhận thức của nó, đi kèm với sự so sánh với bản thân trong quá khứ, nó đã trở thành một con người…GIÀU CÓ.

Phải là màu xanh lá, duh!

Nếu như cái tôi nó đủ to, to bằng-với-số-tài-sản-nó, ít nhất, nó sẽ đi khoe với tất cả mọi người là nó đã giàu. Có khi nó sẽ còn thay nick Facebook nó thành Tuấn Tiền Tỷ hay Tuấn Bạc Liêu hay những cái tên đại loại thế.

Đó là chuyện thường ngày ở xã, thường tuần ở huyện.

Nhưng thằng nhóc không biết, hoặc chưa biết, hoặc nếu (kém) may mắn hơn – nó sẽ không bao giờ biết, rằng con số 10.000.000 chẳng có gì to tát so với những con số lớn hơn.

So với đại dương bao la kia, nó chỉ là một con cá nhỏ bé – như là những con cá vàng lần đầu được giải cứu khỏi bể cá. Khi nó tiến tới biển sâu để so sánh – nó chẳng là gì cả.

Hoàn toàn là một con số 0 tròn trĩnh trước những NGƯỜI CHƠI những game to lớn hơn cái game mà nó đang chơi, về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Và khi Tuấn phát hiện ra thực tại đánh vào nó như cách mà con tướng của nó đánh vào đối thủ với, nó sẽ từ trông như phía trên thành bên dưới rất nhanh chóng.

Đời mà Tuấn.

Tuấn là tất cả mọi người trong chúng ta khi đến ngưỡng cửa nhận biết đầy đủ về tài sản – hay nói ngắn gọn và chính xác hơn – nhận thức về giá trị.

Nếu như khi đọc đến đây, bạn như được hồi tưởng lại thời điểm được phổ biến về lý thuyết đa cấp, thì linh cảm của bạn đã đúng. Đúng vậy, nó là đa cấp, nhưng giờ nó mang nghĩa khác: nhiều cập bậc.

Tuấn đã đọc rất nhiều về họ trước đây – nó cũng biết GenK là cái gì và newsfeed Facebook nó cũng không thiếu những tin tức về các tỷ phú, những nhà tài phiệt, những con số triệu đô, tỷ đô và các sàn giao dịch chứng khoán logo hình con ong với có những cái tên như B2Coin hay đại loại thế.

Nhưng khi Tuấn đến giây phút nó hiểu được, và ý tôi là thực sự hiểu, về kích thước thực của nó so với những người chơi đang chờ đợi nó ngoài kia để xâu xé và làm thịt nó một cách không nhân từ – thì Tuấn có cảm giác là nó nên (và nó cần như thế vì đây là cái tên hợp lý nhất có thể) đổi tên Facebook nó thành…Tiểu Tuấn.

Và Tùng Trà Đá hay anh lớn Hải cũng chỉ là tép riêu, không hơn không kém, giữa những anh lớn khác trong ĐẠI THẾ GIỚI.

Đại thế giới, hay đơn giản là thế giới của chúng ta, có thể được chia làm nhiều cấp độ về tài sản. Giữa ĐTG rộng lớn, Tuấn nằm ở Cấp độ 0 (con số 0 tròn trĩnh). Khi càng tiến vào bên trong kim tự tháp, Tiến (hehe) sẽ càng ý thức được về sự nhỏ bé của mình và đồng thời biết mình nằm ở đâu – một nhận định không quá dễ dàng để Tuấn có thể chấp nhận vào thời điểm ban đầu.

Nhưng, như quy luật của mọi thứ, nó rồi cũng sẽ phải chấp nhận một cách từ từ. Như những tế bào tí hon còn lại của xã hội.

Đây là thứ mà nó thấy.

Thứ Tuấn thấy là rất nhiều tiền. Rất và rất nhiều tiền. Nhiều hơn mà bạn có thể đếm bằng tay hoặc máy trong kiếp này.

Ví dụ với 100 tỷ, số tiền mà một người làm ra được ở cấp độ 4, bạn có thể dùng để quy đổi ra được 142.000 chai coca, hoặc 50.000.000 cây xiên bẩn 2 nghìn.

Thực tế thì có vô số cách Tuấn có thể nghĩ ra để tiêu với số tiền 1.000.000 ít ỏi của nó – và, đồng thời, có VÔ SỐ “vô số” cách nó nghĩ để tiêu được 100 tỷ.

Chỉ là rất ít cách và công việc mà nó nghĩ ra để kiếm được số tiền ấy một cách dễ dàng trước khi nó 30 tuổi và ba mẹ bắt lấy vợ sinh con đẻ cái và rồi lại tự thân mắc kẹt trong vòng lặp.

Bỗng nhiên Tiểu Tuấn, với cái tên đã rất đỗi nhỏ bé giờ lại càng cảm thấy nhỏ bé hơn nữa.

Nhưng chưa hết. Chúng ta sẽ đến phần tiếp theo.

Phần có đề mục mang tên:

Nhưng từ từ đã

Nhưng từ từ đã nào, Tuấn, đừng nhăn nhó vội.

Tiền, rốt cuộc về bản chất của nó, là công cụ để quy đổi.

Có tiền rất vui, công nhận, đếm tiền cũng rất vui, công nhận, ít có cảm giác nào vui hơn đếm tiền ngoại trừ sex, hoặc gà rán, hoặc ôm ấp người mà bạn yêu, hoặc được nằm nghỉ sau một ngày lăn lộn vất vả.

Nhưng, và đây là một cái nhưng lớn, khi tiền nằm trong tay của một người chỉ có…tiền, thì những vấn đề khác sẽ phát sinh. Thứ nhất, trường hợp anh không biết cách sử dụng tiền một cách đúng đắn, thì có nhiều tiền sẽ chỉ cho ta thấy được tiềm năng ở mặt tài chính của anh ta. Ít nhất thì anh có thể gửi tiết kiệm và tiền lại đẻ ra tiền, nhưng khi bạn hỏi anh ta có thể dùng tiền như thế nào và tất cả những gì anh ta nghĩ tới là siêu mẫu, cocaine và đánh gôn, thì chúng lại gặp phải rắc rối.

Rắc rối ở chỗ: Anh bị thiếu hụt khả năng quy đổi tiền ra các loại GIÁ TRỊ khác. Tài sản vốn khá khó để được định nghĩa, mặc cho những gì mà Wikipedia nói mà tôi xin được phép trơ trẽn trích dẫn dưới đây.

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

Wikipedia Tiếng Việt – Michael Scott

Anh có thể GIÀU CÓ về tiền bạc và vật chất. Điều này được thể hiện rõ nhất qua những tờ polymer xuất hiện trong ví anh, những gì anh có thể tiêu và rõ rệt nhất – đồ mà anh đang mang trên người.

Quy chung, đều là những tài sản hữu hình.

Vậy thì những tài sản vô hình (AKA, những tài sản khó để đong đếm hơn) thì sao?

Anh thậm chí có thể giàu có về tinh thần. Sau cùng thì, ngay cả khi nó buồn, nó vẫn có thể dùng tiền để đi chơi game hay thể thao, hay làm thứ gì đó mà nó muốn.

Nhưng không hẳn – anh có thể mua được vợt Tennis, nhưng anh sẽ không mua được cách học đánh Tennis hiệu quả. Anh có thể bỏ tiền để độ bô xe nhưng để trở thành tay đua cự phách nhất làng đôn chề thì nó sẽ vẫn cần đến những phẩm chất khác bên trong mình, ví dụ như bản lĩnh chẳng hạn.

Đủ cho mớ triết học ba xu mà tất cả chúng ta đều đã đọc đến chán ngấy trong các cuốn self-help trên kệ tủ bố mẹ hồi năm 12 tuổi rồi. Tôi sẽ đi đến phần (kế) cuối của bài viết, một phần khá là quan trọng, đó là…

Một góc nhìn khác về tài sản

Mục đích chính mà một cá nhân hướng tới về quyền sở hữu, đó là giá trị mà bạn có khả năng tạo ra cho cộng đồng từ các hành động của bạn. Theo mình thì có cả thảy 4 phương diện mà ta tạm gọi là la bàn mục tiêu:

  • Chính trị: Bạn đại diện như thế nào trong tình hình chính trị hiện tại?
  • Văn hóa: Bạn có ảnh hưởng như thế nào lên nhận thức văn hóa của một quốc gia hay thế giới?
  • Tinh thần: Bạn mang lại giá trị tinh thần như thế nào cho thế giới?
  • Con người: Những điều mà bạn làm có tác động gì đến sự thúc đẩy của nhân loại?

Mỗi phương diện cũng sẽ có các đề mục riêng cho chính nó. Mục đích hướng đến của mỗi người khi đóng góp/làm việc là khác nhau, nhưng tụ chung đều nằm trong 4 phương diện kể trên.

Thường (thường thôi nhé), những người đáp ứng được hết các mảng trên cũng đồng thời có một tài khoản ngân hàng kếch xù. Nếu không có tiền, thì bạn cũng khó có thể mua được những tri thức và các trải nghiệm cần thiết để bạn có thể tạo ra các giá trị cần thiết.

Nhưng, như bạn thấy dưới đây, kim tự tháp tiền chỉ là một trong nhiều kim tự tháp khác cũng quan trọng không kém, cũng đồ sộ và cần nhiều thời gian để trau dồi không kém.

Tập hợp lại, một con người được những đơn vị tài sản – những khối khối kim tự tháp – mà ta mang trong mình.

Kiểu kiểu thế.
  • TIỀN: Là…tiền.
  • CÁC MỐI QUAN HỆ: Những người mà bạn gặp, + điểm nếu họ có thể giúp ích bạn trong sự nghiệp.
  • KIẾN THỨC: Kiến thức của bạn về thế giới, về ngành nghề của chính bạn.
  • MAY MẮN: Có thể gọi cách khác là những cơ hội được đưa ra cho bạn trên con đường bạn đi, giúp bạn rút ngắn được việc tiêu tốn thời gian không cần thiết. Cột may mắn có thể được tạo ra trong chính các quyết định của bạn.
  • KỸ NĂNG: Từ kỹ năng chuyên ngành của bạn cho đến kỹ năng bạn thống trị được “cuộc chơi” tổng thể.

Dưới đây là các chỉ số của các khối kim tự tháp trong một thế giới hoàn hảo:

Còn dưới đây là chỉ số của Tuấn. Chỉ số của cậu có vẻ không được…tốt cho lắm.

Các khối kim tự tháp đều có quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ như, kim tự tháp KIẾN THỨC của bạn sẽ cần thiết cho khối KỸ NĂNG, và khối KỸ NĂNG sẽ cần thiết để tạo ra CÁC MỐI QUAN HỆ giúp bạn kiếm được nhiều TIỀN hơn.

Để cân bằng được các chỉ số từng kim tự tháp, phụ thuộc rất lớn vào bạn và nhiều hơn nữa là khả năng tự nhận thức (self-actualization).

VD: Bạn bỏ ra 50.000.000 để thuê lập trình viên giỏi để xây dựng một trang web nhưng lại thu về lợi nhuận ít hơn 1 thằng script kiddie dành 3 ngày để tạo một trang tuy không được đầu tư quá nhiều nhưng lại biết cách thu hút nhiều lượt truy cập – là bởi vì cột KỸ NĂNG SEO của nó cao hơn của bạn.

Vận dụng hết công suất của các khối kim tự tháp này, ta sẽ tạo được một lược đồ kim tự tháp được tối ưu hóa cho bản thân.

Dưới đây là mạng lưới khái quát mà ta có thể thiết lập được.

Vấn đề chính mà chúng ta thường gặp ở đại đa số (trong đó có chính chúng ta) đó là ta dồn hết công suất vào khối kim tự tháp đầu tiên và bỏ mặc các khối khác trong sự đố kị ghen ghét.

Mỗi một quyết định sử dụng tiền đều cần có sự cẩn trọng, bằng không sự mất cân bằng các khối kim tự tháp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Các khối kim tự tháp luôn ganh đua với nhau, nhưng chúng đều có vẻ đồng lòng là kim tự tháp tiền được nuông chiều quá mức. Điều này là nan giải trong một xã hội thờ phụng tiền.

Kết.

Ý tưởng về tiền đã được đóng đinh trong tiềm thức của chúng ta kể từ khi nó tồn tại.

Ta yêu những đồng xu. Ta thích cầm cọc tiền trong tay vì nó mang lại cho ta cảm giác AN TOÀN. Xã hội ám ảnh với đồng tiền. Phim được làm, sách được viết, nhạc được soạn ra cũng một phần vì tác động tiền. Đôi lúc tiền còn đóng vai trò làm chủ đề xoay quanh các tác phẩm ấy. Nhưng, nhiều lúc ta quên rằng, những tài sản khác xoay quanh tiền (mà tiền có thể mua được) cũng quan trọng không kém.

Chúng ta đều đang chơi một trò monopoly lớn của cuộc đời. Nhưng, thay vì đặt tiền đồ chơi vào từng ô địa điểm, ta đặt tiền thật (ở khối kim tự tháp đầu tiên) vào từng trải nghiệm một với mục đích vun đắp nên bản thân và câu chuyện của mình.

Nên việc logic nhất mà tất cả chúng ta (bao gồm cả tôi và Tuấn) nên làm, dù nghe nó có vẻ đã được nói đi nói lại chán chê đến đâu, là ngừng việc so sánh bản thân (hoặc những khối kim tự tháp của bản thân) với người khác (hoặc những khối kim tự tháp của những người khác).

Nếu ta không ngừng so sánh, sẽ luôn có những con cá to hơn, những người chơi cao tay hơn xuất hiện, thống trị không thương tiếc bằng khả năng về tài chính, vật lý, cảm xúc, tri thức.

Và bạn khó có thể làm gì được, ngoại trừ việc tiếp tục trau dồi và làm gia tăng các khối kim tự tháp.

Cứ mỗi khi cái tôi bạn cảm giác là nó đã to lớn, đã là cái gì ghê gớm và vĩ đại, hãy cho nó nhìn vào lược đồ trên như một món ăn thay thế các điều ngọt ngào nó thường được nếm hàng ngày.

Khi bạn đang có nhiều tiền trong tay, hãy nhận ra mình còn thiếu hụt ở các cột chỉ số nào khác ngoài mục tài chính ra. Nếu bạn cảm thấy là bản thân đã lĩnh hội đủ kiến thức về phim, nhạc, khoa học, tâm linh, triết học, hay thậm chí là tất cả những đề mục vừa nêu, hãy check lại ví một lượt xem đã đủ ăn cho tuần này chưa. Thực tại thường chua chát và gia vị của bạn để cho nó bớt đi độ chua, là có hạn.

Hãy dùng nó một cách đúng cách.

Ở tầm vĩ mô: Hãy nghĩ đến Gus trong Breaking Bad và đế chế triệu đô của hắn. Hãy nghĩ đến Kanye West và hành trình âm nhạc hơn 25 năm. Hay Isaac Newton và việc ông khám phá ra Vi tích phân trước tuổi 26.

Hãy nghĩ đến bạn, nhưng ở 20 năm sau nếu như bạn làm việc không ngừng nghỉ và không ngừng trải nghiệm… kèm với rất nhiều may mắn.

Hãy nghĩ đến những khả năng mà bạn có thể làm để bù đắp những lỗ hổng còn thiếu và hướng đến phiên bản tốt nhất (mạnh nhất) của mình.

Nghe có vẻ quen, nhưng bạn chưa bao giờ nhớ, và có lẽ không bao giờ nhớ khi bạn vẫn còn đang trong vòng xoáy bất tận không có lối ra tại nơi kim tự tháp 1.

Cũng như Tuấn. Cậu lại nhìn khối kim tự tháp của cậu một lượt nữa, lắc đầu thở dài, ước một cách ngu xuẩn rằng mình đáng lẽ nên được sinh ra trong một gia đình giàu có, rồi lại xách xe đạp ra quán net gần nhà để tiếp tục những trò chơi bé nhỏ vô hại của mình.

Minh Tu Le

(Lời xin lỗi chân thành tới tất cả những bạn tên Tuấn vừa đọc xong post này)

Trải nghiệm của một cựu binh OCD, Anxiety và một số điều…

Featured

Disclaimer: Mình không phải là một chuyên gia tâm lý, không nhận là chuyên gia tâm lý cũng như có những quan điểm được chứng nhận bởi bất kỳ hội đồng tâm lý nào mà đơn giản chỉ viết những trải nghiệm của cá nhân liên quan đến các vấn đề tâm lý mà mình đã (và vẫn đang) gặp trong cuộc sống.

Xét cho cùng, cho đến năm 2022, thì psychiatry (tâm thần học) vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thai nghén để tìm ra những liệu pháp điều trị phù hợp.

Và đó là điều tốt. Có vô số khả năng mình có thể tạo ra, những cách giải quyết của riêng mình, những giả thuyết giúp đỡ cho các vấn đề tâm lý trong quá trình đi tìm chính bản thân.

Tâm lý học nói chung đã là một vấn đề khá nhạy cảm. Những biểu hiện các hội chứng hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn với nhau, khiến cho những người mắc phải chúng rơi vào cảnh bế tắc.

Mình là một người bị OCD (ám ảnh rối loạn cưỡng chế) nặng trong nhiều năm.

OCD nặng, với mình, đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ phải “hoàn hảo”, nhưng không nhất thiết phải hoàn vẹn.

OCD nặng, đôi khi đồng hành với nhìn thấy các sai lệch về patterns trong hầu hết tất cả mọi thứ.

Nếu bạn đã trải qua OCD, hay tiệm cận OCD thì sẽ hiểu câu trên của mình (hoặc không, vì một cách trớ trêu, một phần nhỏ của OCD của bạn sẽ làm bạn nghi ngờ chính câu trên).

OCD với mình, còn là sự lặp đi lặp lại đến nỗi ám ảnh của một âm thanh, một câu nói hay một từ ngữ nào đó mình nghe được từ bản thân đến mức mình bị consume hoàn toàn bởi nó. Hệ quả bao gồm việc không thể nào ngủ được vì có cảm giác thôi thúc muốn giải quyết điều đó ngay lập tức; bằng không, mình sẽ bứt rứt khó chịu đến một mức không thể nào chịu nổi trong ít nhất là phần ngày còn lại.

OCD được phản ánh qua (hãy nhớ trong đầu đây chỉ là những ví dụ đúng với bản thân mình, vì những triệu chứng của OCD có thể được biểu hiện khác với mỗi người) việc rửa tay thường xuyên (overly hygienic), hay những lời nói cứ lặp đi lặp lại trong đầu, hành động như thể đang đóng một vai diễn nào đó hay là cảm giác muốn quay trở lại một khoảnh khắc nào đó để thay đổi lời mình nói – quan trọng đến khó ưa những tiểu tiết.

Miêu tả thôi là không đủ – nó như thể giải thích âm thanh cho người điếc hay hình ảnh cho người mù. Suy nghĩ thôi là chưa đủ, vì bạn sẽ OCD về chính suy nghĩ của mình, và nghi ngờ về chính cả việc bạn có nghi ngờ hay không. OCD là một cảm giác và cảm giác thì vượt khỏi những cách giải nghĩa thông thường.

Dưới đây là một ví dụ kết hợp giữa lo âu xã hội và OCD.

Về vụ trên thì… mình nghi ngờ còn dính líu khá chặt chẽ đến sự tự ti của bản thân (và tự ti giả danh tự tin thông qua cái tôi cao). Cái này sẽ được đề cập đến ở một bài viết riêng biệt về cái tôi.

Nặng thì, OCD sẽ khiến suy nghĩ ám ảnh đeo bám bạn càng mãnh liệt hơn trước và dẫn đến các hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội hoặc tệ hơn là hủy hoại cơ thể, tâm lý. Càng lúc, bạn càng lún sâu hơn vào cái hố vô hình của tiềm thức và điều duy nhất bạn có thể làm là nhìn thấy bản thân mình bị mắc kẹt trong một vòng lặp kéo dài bất tận.

Stuck in “Groundhog Day?” Embrace it. - Pavement Pieces

Nhưng cái tệ hại nhất mà OCD mang lại, với mình, thậm chí còn không phải là những thứ kể trên. Không, cái điều kinh khủng nhất của nó đó chính là SỰ NGHI NGỜ về việc mình có bị OCD hay không, hay mọi thứ chỉ là việc mình tự nghĩ ra đẻ đánh lừa chính mình.

Đến bây giờ mình vẫn vậy.

Fans spot new discrepancy with Sheldon Cooper - Somag News
Sheldon Cooper dính OCD cả trong phim lẫn ngoài đời.

Ở mặt khác nữa của đồng xu, ít người thấy được những gì mà OCD có thể mang lại. OCD là một sức mạnh nếu như biết cách tận dụng – một sức mạnh rất lớn, và đi kèm với trách nhiệm. Bạn có để OCD thay đổi bạn hay không (tất nhiên là có nhưng mà đến mức nào) và bạn để cho những hành vi OCD của bạn ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày đâu là hai câu hỏi cần được trả lời.

Vi dụ: khi OCD thôi thúc mình nhắc đi nhắc lại một cụm từ nào đó là lúc mình biết từ đó sẽ có ích – nó có thể đóng vai trò làm một keyword trong các bài viết cho mình.

OCD kết hợp cùng với “hàng nóng” anxiety disorder (rối loạn lo âu) lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Mình cũng là một người bị anxiety nặng. Không chỉ là social anxiety, mà lo lắng nói chung về… mọi thứ. Chủ yếu, mình đổ lỗi cho đám bully ngồi cạnh mình trong lớp, và, cả đám bully đứng trên bục giảng suốt 4 năm cấp 2 (vâng ý mình chỉ thầy cô giáo).

Cảm giác bất an sợ hãi luôn ở đó.

Khó có thể nào ngừng lại.

Và bạn nói với chính mình là bạn không thể.

Và ai cũng nói với bạn là bạn không thể vì bạn tự nói với mình là bạn không thể, nên khi mọi người nói bạn có thể thì bạn cũng nghe thành không thể.

Dẫu có hiểu là trong tình cảnh ấy hoặc ở bất cứ khoảnh khắc nào cũng không thể thay đổi được gì thì anxiety vẫn cứ làm nhiệm vụ của nó: đeo bám.

Misconceptions về Anxiety:

Anxiety không có nghĩa là mặt bạn luôn ở trong trạng thái lo lắng hay hoảng loạn. Ngược lại, anxiety hoàn toàn có thể vẫn đang build up bên trong một người đang cười hoặc có vẻ mặt như không hề quan tâm, ví dụ như khi bạn đang có resting bitch face.

=> những vấn đề tâm lý có quan hệ mật thiết với nhau và đôi lúc chúng còn bổ trợ cho nhau.

Nó là một mớ bòng bong, điểm tụ họp của những sợi dây tai nghe khác nhau (mỗi dây là một vấn đề) cần được gỡ rối một cách từ từ phụ thuộc vào từng trường hợp, từng môi trường và bản thân của người mắc các disorders đó.

Lý thuyết luôn khác xa sự thật: những vấn đề tâm lý khi ta vẽ lên giấy có vẻ như đơn giản hơn nhiều (một phần nhờ các label ta đặt cho chúng) nhưng thực tế thì lại khác – có vẻ như không có đường ra.

Nghe như tự kỷ. Và đôi lúc là do tự kỷ thật.

Vâng, và giờ chúng ta đến The Big A. A for Autismsperger’s Syndrome.

Autistic spectrum disorders adapted from [17]. | Download Scientific Diagram

Có lẽ là một phân vùng khá là nhạy cảm trong các vấn đề tâm lý vì định nghĩa về tự kỷ (Autism) cũng như Asperger’s (tự kỷ dạng cao) khá là vô cùng. Nó có thể bao gồm một hoặc tất cả những dấu hiệu sau:

  • Thiếu hụt về common sense – khả năng nhận biết những tình huống giao tiếp mỉa mai (irony)
  • Thiếu khả năng xã giao hay điều khiển cơ thể
  • Xu hướng thu mình
  • Ám ảnh về một hoặc một vài chủ đề nhất định
  • Là người dùng 4chan/Reddit (JK)

David Byrne, trưởng nhóm của Talking Heads, chẳng hạn, là một trong những nhân vật của lịch sử trên spectrum Asperger’s và khá open về điều đó trong các bài phỏng vấn của mình.

Dưới đây là một bài phỏng vấn với Byrne năm 1983 – các bạn có thể thấy nét mặt cũng như phong thái (mannerism) của Byrne trong video được thể hiện rõ ràng là ông đang không cảm thấy thoải mái – một nỗi lo lắng bao trùm và được thể hiện rõ qua sắc thái mặt của ông – nghiêm nghị.

Bởi vì hội chứng tự kỷ chỉ mới biết được biết đến rộng rãi từ cuối thập niên 1970 và giữa những năm 1980 – chủ yếu là nhờ phim Rain Man của đạo diễn (một phim khá hay và vui và Tom Cruise đẹp trai hahaha), nên những gì ta biết về tự kỷ, thực sự, có lẽ không nhiều.

Để mọi người có cái nhìn rõ rệt hơn về việc tâm lý học vẫn còn sơ khai đến mức nào trong con mắt của giới đại chúng, thì phim Rain Man ra mắt tính cho đến năm 2022 là mới có 34 năm trước – chỉ bằng 1/3 thế kỷ.

Rain Man (1988) | MUBI
Cảm ơn Dustin Hoffman và Tom Cruise vì đã trải qua bao nhiêu năm tháng diễn xuất chỉ để tôi xem lại Rain Man 5 lần.

Không liên quan mấy (thực ra là khá-đến-rất liên quan) nhưng Tom Cruise ở ngoài đời là một người không hề ủng hộ với ngành Psychiatry (nôm na, dịch sang tiếng Việt, Tâm thần học) và gọi nó là ngụy khoa học.

Và những gì Tom Cruise nói, đáng buồn, có phần đúng – tất nhiên không hoàn toàn; bởi lẽ nếu ta theo hoàn toàn phe của chú Cruise thì sẽ đồng nghĩa với việc ủng hộ giáo phái Scientology trong truyền thuyết. Ngành tâm thần học, hay tâm lý học, ngoài những nghiên cứu nền tảng ra thì quả thật dù bạn không phải là một nhà khoa học cũng biết hay từng nghe qua về BIG PHARMA. Không phải là giả thuyết âm mưu – nó là sự thật: Những công ty lớn đang thống lĩnh thế giới y học.

Điều này cũng có nghĩa, những gì mà bạn đọc hay nghe về các hội chứng tâm lý rất có khả năng đã bị bóp méo một cách không nhân từ để làm giàu thêm cho các tập đoàn bán thuốc lớn.

Và biết làm sao được, khi cuối cùng, chúng ta vẫn phải tự mình vật lộn hàng ngày và giúp đỡ lẫn nhau thoát khỏi cảnh khổ sở mà tâm trí và môi trường tạo nên khi sức khỏe tinh thần cũng đã bị tư bản hóa một cách không thương tiếc?

Kết luận.

Sự thật đó là, dù bạn có được chẩn đoán tự kỷ, mắc phải OCD, hay là nạn nhân của bất cứ hội chứng hay biến thể của hội chứng nào đi chăng nữa thì hãy nhớ rằng bạn không hề “lỗi”, bạn không hề đáng chết hay “không xứng đáng để tồn tại” – bạn là một con người quý giá, với những suy nghĩ và cảm xúc độc đáo giúp tạo nên cá tính của riêng mình.

Và cũng như tất cả mọi người, bạn đôi lúc sẽ có những xu hướng, có thể là hành động gì đó khác với chuẩn mực thông thường của xã hội.

Và sự khác thường độc đáo ấy khiến bạn là bạn, chứ không phải là bất cứ ai khác.

Và…tôi yêu bạn.

Minh Tu Le

Những tình huống dễ chịu – Phần II

Bạn biết đời đáng sống những khi…

>Khi ngày mai là hạn nộp bài và tất cả bọn mọt sách đã đi ngủ ~ bạn nghĩ mình đã chết rồi, song chợt nhớ ra Vietjack.com tồn tại

>Khi bắt đầu một bữa tiệc – rượu/đồ vừa “lên”, loa của thằng chủ tọa bắt đầu bật, lẩu đã được chuẩn bị, pin điện thoại của bạn vẫn ở mức 90% và mọi trách nhiệm đã được giải quyết để cho bạn mất xác buổi hôm đó cùng các anh em

>Khi tầm 8h tối (chưa đến giờ đi ngủ) và bạn nằm trên giường hoặc ghế sofa, một cơn buồn ngủ đi ngang qua bạn mãnh liệt hơn bất cứ cơn buồn ngủ nào và bạn chìm vào giấc mộng sau một ngày mệt mỏi (nhưng sẽ thật tệ nếu tự nhiên bạn bị đánh thức và không ngủ lại được)

>Khi bạn gặp được một người “cùng tần số” và sẵn sàng lắng nghe tất cả những sở thích và đam mê của bạn

>Khi chuẩn bị đến Season cuối của series bạn yêu thích và bạn chỉ muốn nó kéo dài mãi và biết ơn tất cả những người đã đóng góp cho bộ phim ấy

>Khi bạn được làm những gì bạn thích và thấy hài lòng về nó và không quan tâm đến bất cứ ai vì bạn đã thỏa mãn rồi

>Khi gặp các con số trùng nhau và/hoặc trùng hợp khó tin và bạn đi kể với tất cả mọi người về điều đó

Tiện nói về các con số…

>Khi đây là sáng thứ Bảy và thấy tiền ting ting vào tài khoản.

Minh Tu Le

[Series Tinh Mu Lế] Phần II: Nhận thức, porn, fapping và cắt cơn

Đọc phần I (Tất cả mọi thứ là sex) tại đây.

Sex là một trong những bản năng thiết yếu của con người. Giống loài muốn tiếp tục tồn tại thì phải quan hệ tình dục (reproduce).

Quá trình have sex là quá trình cho đinhận lại vô cùng chặt chẽ, được cài chặt trong bản năng cũng như tiềm thức của chúng ta.

Song, khi ngày càng tiến hóa về mặt vật chất, thì tinh thần của chúng ta kéo theo đó sẽ bị ảnh hưởng không ít thì nhiều. Sự ảnh hưởng qua lại giữa vật chất-tinh thần là một quá trình phức tạp và thay đổi theo thời gian về tính chất.

Trong quá trình tiếp nhận và cho đi, ta cũng không nên nhầm lẫn các khái niệm này với nhau:

  • Thông tin: Từ Instagram của Kanye West, đến bản blueprint tàu vũ trụ mới nhất của Elon Musk cho đến shitposts của Hương Trần
  • Trí tuệ: Khả năng phân tích và ghép nối các thông tin lại với nhau theo logic
  • Nhận thức: Ý thức về bản thân bạn, về không gian môi trường xung quanh và những gì đang diễn ra hiện tại.

Thông tin càng nhiều, đáng buồn là nhận thức (trong đó bao gồm tập trung và ý chí) sẽ chịu hệ lụy của sự suy giảm. Rõ ràng là khi càng tiếp xúc nhiều đồ điện tử/công nghệ/Internet, bạn càng cảm thấy như mình đang yếu đuối đi về tinh thần và bạn bị lấn át bởi những thông tin dư thừa.

Vật chất gắn liền với các thông tin. Thông tin khi được tiếp nhận bởi NHẬN THỨC, TRÍ TUỆ sẽ lại chuyển hóa nó thành năng lượng.

Năng lượng vốn dĩ đã là cách mọi thứ mà vũ trụ vận hành. Năng lượng có trong nguồn dinh dưỡng đến từ sự sống tự nhiên, trong đám thực vật xanh bị chặt, trong con động vật bị giết dã man để đưa lên dĩa đồ ăn của bạn. Trong quá trình trao đổi chất của bạn. Trong một đợt thủ dâm của bạn.

Thủ dâm

Tất cả chúng ta đều thủ dâm. Điều này khó có thể chối cãi. Thủ dâm là một trong những cảm giác sướng nhất mà ta có thể trải nghiệm, bên cạnh sex, heroin và…KFC (với MTL) vì nó giải tỏa được một trong những bốn nhu cầu cơ bản: Ăn ngủ, ỉa và đụ.

Woody Allen đã nói trong Annie Hall với người yêu mình trong lúc cãi nhau, thủ dâm là sex với người mà mình yêu.

YARN | What's the difference? It's all mental masturbation. | Annie Hall  (1977) | Video clips by quotes | c8a10278 | 紗

Điều này là đúng, nhưng chưa đủ.

Nếu bạn yêu bản thân đúng cách, thì với thời gian và năng lượng dành cho thủ dâm – bạn có thể dành cho những công việc khác – những việc có ích cho bạn ở đường dài.

Đến đây, bạn tự hỏi, nhưng mà thủ dâm lành mạnh khi ta làm nó điều độ kia mà? Với cả, dù gì đi nữa thì việc thủ dâm điều độ cũng đã được chứng minh bởi các bác sĩ là tốt cho sức khỏe tình dục.

Điều này cũng là đúng, nhưng cũng chưa đủ.

Thủ dâm là một chuyện. Nhưng thủ dâm đi kèm với porn (combo mà phần lớn chúng ta đều đã thử hoặc vẫn làm) lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Khi thủ dâm với porn, lượng dopamine của bạn sẽ bị giải tỏa rất nhiều. Về tinh thần, bạn bị mất đi một phần của năng lượng mà đáng lẽ bạn có thể dùng để sáng tạo và luyện tập những đam mê và sở thích của bạn, hoặc dành cho người bạn tình mà bạn có kết nối về mặt thể xác và/hoặc cảm xúc.

Một cơn cực khoái đi qua, bạn dồn sức lực của bạn vào những pixel trên màn hình và đổi lấy lại những gì mà bạn không muốn: đau cơ, mỏi gối, tê tay, mắt mờ, sức yếu, đột quỵ, chết, hỏa táng, tiếp tục vòng samsara, đầu thai lại làm người lần nữa (JK).

Với cá nhân mình, sau mỗi hiệu hoặc nhiều hiệp tự sướng, năng lượng tích cực muốn-làm-tất-cả-mọi-thứ sẽ bị thay thế bởi sự uể-oải-bao-trùm-lên-toàn-bộ-mọi-thứ trong hệ thống thể xác lẫn tinh thần.

American Beauty. | Inspirational quotes for kids, Work quotes  inspirational, American beauty
American Beauty là Fight Club nhưng chuẩn sự thật hơn.

Nói một cách chuẩn xác, thì bạn hoàn toàn không nhận được gì có ích cho tinh thần hay thể chất. Trái lại, cái bạn nhận được còn là sự lệ thuộc vào nó. Lệ thuộc, một cách tuyệt vọng, như một con nghiện khôn nguôi muốn lái xe đến nhà dealer một lần nữa, lấy thêm một gói nữa để đóng thêm một bi nữa với cái ngụy biện xưa như Trái Đất là chỉ nốt lần này nữa thôi.

Mỗi tội, với thủ dâm-porn, bạn không cần phải đến bất cứ nơi nào để lấy “đồ”. Nó ở ngay trong túi của bạn. Và hoàn toàn miễn phí. Và thậm chí nó còn được ủng hộ trong văn hóa đại chúng.

Đây là mối quan hệ một chiều tiêu cực, ảo ảnh về mối quan hệ một chiều “tích cực”.

Nếu cái gì cảm giác như nó quá tuyệt vời để có thể nằm trong quy luật cân bằng của vũ trụ, thì đúng là như vậy.

Sự đánh đổi của phát triển về CNTT nữa, đó chính là phim khiêu dâm ngập tràn ở khắp mọi nơi.

Ngành công nghiệp phim khiêu dâm

Có thể là hình ảnh về 1 người, sách và văn bản cho biết 'In Defense of Lost Causes SLAVOJ ŻIŻEK'

Có nhiều ý kiến cho rằng, phim khiêu dâm nói riêng và tất cả các tài liệu pornography nói chung hoàn toàn vô hại.

Nhưng không. Porn có rất, rất nhiều mặt hại. Người ta chỉ nhìn vào mặt “lợi” (trong ngoặc kép) của nó mà ít ai nhìn được thực tế đó là, trong sự kích thích trí tưởng tượng cũng như dục vọng bản năng của bạn, porn rút cạn của bạn năng lượng và nguồn lực sống.

Các diễn viên đóng porn đa số cũng chịu nhiều các áp lực từ behind the scenes (điển hình như vụ việc sex trafficking gần đây của GirlsDoPorn) cũng như từ phía công chúng khán giả: Diễn viên nữ bị lăng mạ, sỉ nhục, bị thúc ép làm những hành động vượt khỏi hợp đồng ký kết ban đầu. hhững Hình thức tra tấn trá hình cơ thể và cưỡng bức tâm lý đều không có gì xa lạ của giới làm phim khiêu dâm nữa.

Sexual liberation là điều cần thiết, nhất là trong thời đại mọi người có quyền bình đẳng – điều này mình không hề phủ nhận. nhưng tốt nhất không phải như cách nó được thể hiện trong porn vì nó là sự bóp méo đi của sự thật.

Cũng như việc bạn tăng dần các loại drugs theo thời gian, “liều lượng” (từ vanilla porn cho đến hardcore của hardcore) sử dụng cũng như tần suất xem porn cũng sẽ tăng dần theo thời gian.

Nan giải.

Nhưng mọi nan giải đều có liều… thuốc giải. Dưới đây là một số giải pháp mình đã thử và có công hiệu với mình.

  • Thay thế cái nghiện này bằng cái nghiện kia

Với mỗi hành vi tiêu cực mà bạn bị lệ thuộc vào (không chỉ là thủ dâm) nằm trong routine của bạn, hãy thay thế nó bằng một hành vi tích cực.

Ví dụ: Hãy Ý THỨC (cụm từ này sẽ hữu ích cho bạn) được mỗi khi bạn chuẩn bị cho tay phải vào quần trong lúc tay trái đang cầm điện thoại gõ chữ x hoặc p lên thanh trình duyệt, và chuyển hành động đó sang một hành động khác (đây là cách bạn dạy lại tiềm thức của mình từ từ). Lấp đầy những khoảng trống trong ngày của bạn bằng những thói quen tốt và càng ít các thói quen xấu.

Mình biết là rất khó (hard), và bạn phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, nhưng tin mình đi (có thể bạn không tin nhưng hãy tin, ít nhất là trong bài viết này), một khi bạn đã làm chủ được một lần thì lần thứ hai sẽ dễ hơn. Lần thứ ba sẽ càng dễ hơn nữa. Nó cũng như bất cứ cơn nghiện nào bạn cần phải cắt từ từ. Trừ heroin.

  • Quy tắc không bóp cò (no triggers): Tránh các hình ảnh dễ gây trigger cho bạn càng nhiều càng tốt. Dùng porn blocker nếu có thể. Làm mọi cách bạn có thể khi không lên cơn “thèm”, set-up cho mình một môi trường lý tưởng nhất để hạn chế nghĩ đến sex càng nhiều càng tốt.
  • Nofap và Pornfree

Đến đây có lẽ một số người sẽ phẫn nộ và phản đối. Đúng là cộng đồng NoFap chịu tiếng xấu nhiều từ cộng đồng Thuốc Đỏ (Redpill) cũng như có một số thứ…hơi cực đoạn. Theo trải nghiệm của một người thuộc cộng đồng NoFap từ 2013 – đừng quá bám víu vào Nofap – hay ý tưởng về nó, hoặc ám ảnh về bộ đếm NoFap để trở thành những người bị ám ảnh về việc không fap – mà hãy tập trung vào chính những đam mê mà bạn muốn làm một cách chủ động. Đây là điều khó khăn, nhất là khi bạn có quá nhiều sự phân tâm (những thứ bị động) như là phim, nhạc, hay game (các nguồn hút dopamine cực kỳ mạnh mẽ).

/r/Semenretention /r/pornfree => 2 subreddit mình recommend hơn /r/NoFap.

  • Sexual transmutation (chuyển hóa năng lượng dục tính)

Làm sao để kiểm soát năng lượng? Theo trải nghiệm của mình, là thiền rất nhiều. Thiền và/hoặc chánh niệm. Chánh niệm là gì thì các bạn có thể xem định nghĩa ở đây. Từ việc quan sát tâm trí, cảm xúc của bản thân, bạn có thể sẽ đào kha khá sâu vào tiềm thức của mình để “moi ra” những hành vi, những suy nghĩ “đen tối” đã điều khiển bạn trong thời gian dài, có lẽ cả từ hồi bạn còn nhỏ nhưng đến giờ bạn mới nhận ra. Khi đã hiểu và cân bằng giữa “bóng tối” và “ánh sáng”, thì ham muộn dục tính sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vậy thôi, bài này lên hơi lâu vì 2 tuần vừa rồi mình hơi bận. Có lẽ cũng là bài nghiêm túc nhất từ trước đến nay của mình. Cũng muốn hoàn thành xong sớm series (gồm 2 phần và có khả năng sẽ kéo dài đến phần thứ 3) để đến với những chủ đề khác như:

  • Nhận thức về thời gian
  • Một số vấn đề tâm lý (OCD, ADHD, Anxiety) mình thường gặp
  • Cảm giác về ngôn ngữ
  • Một vài dòng về nét mặt
  • Dream, lucid dream

Chúc các bạn may mắn và hẹn các bạn trong các bài sau :3.

Minh Tu Le

[Công viên Youtube] Bản đồ Youtube và hành trình tìm kiếm những thứ hay, độc và lạ

Youtube là một nơi thần kỳ, chứa đựng nhiều điều thần kỳ với những con người thần kỳ không kém.

Theo quan sát chủ quan của một người lớn lên (ăn ngủ) với Youtube, đây là các “vùng địa bàn” chính.

Về căn bản, thì Youtube có ba phân vùng, với 2 phân vùng sau đây gần như thống trị 90% lãnh địa:

  • Vùng trẻ-con-3-tuổi-cầm-iPad-vào-viết-nhăng-cuội-lúc-đang-ăn-cháo
  • Vùng streamer-gào-thét cho trẻ-con-3-tuổi-cầm-iPad-vào-viết-nhăng-cuội-lúc-đang-ăn-cháo
  • phần còn lại, tất nhiên, là những gì chúng ta thực sự quan tâm đến.
  • Review/unboxing sản phẩm: Bạn biết cảm giác lúc chập tối cuối tuần không có gì để xem và bấm đại vào một video khui hộp Xbox/iPhone/iMac nào đấy với một reviewer có giọng đọc không thể nào thoải mái hơn rồi nằm sải lai ra xem trong lúc đang mơ tưởng về việc mua chúng nhưng thực tế là bạn không có tiền chứ? Đó là điều tôi đang muốn nói ở đây.
  • ASMR, Youtube Poop, memes: Những gì mà thằng cháu của bạn xem khi nó đạt đến ngưỡng 11 tuổi và đã chán ăn cháo cũng như xem các video dạy bảng màu. ASMR cũng khá là tuyệt vời để xem trước khi ngủ, BTW.
  • Old school Youtube: Vùng yêu thích của cá nhân tôi. Những video Youtube post trong khoảng độ từ 2005 đến 2011 (và thi thoảng là 2012) với những nội dung hài hước, gần gũi, thú vị, đôi khi là vô bổ nhưng không sao vì hoài niệm là một thứ có thể biến mọi thứ thành vàng.
  • Video essay diễn giải phim/nhạc/khoa học: Tính gây nghiện cao và cũng khá là bổ ích (cùng với xúc tác là chất nổ) cho não. Vsauce, Kurzgesagt, hay là It’s Okay To Be Smart, rất nhiều kênh có thể giúp biến bạn từ một người không biết gì về khoa học trở thành một người cũng vẫn không biết gì về khoa học nhưng lại biết rất nhiều những fact xoay quanh nó.
  • Đồ ăn/Du lịch/Du lịch và đồ ăn: Ngon.
Mark Wiens là một kênh về ẩm thực và du lịch đáng để xem.
  • Tôi đang làm gì ở đây lúc 2h sáng: Phần còn lại của “phần còn lại”. Tại nơi đây, “bãi mìn” nào cũng có thể nổ, bất cứ mọi lúc. Thử nghiệm camera mới mua của một đứa nhóc nào đó ở Ấn Độ. Video nhà làm restore từ băng VHS thập niên 1970, đăng lên vào 2006 với chất lượng 240p. Lý thuyết dây được giải thích bởi một cậu bé cấp 3. Đây là phân vùng cực kỳ quan trọng biến Youtube trở thành Youtube, chứ không phải là Vimeo hay Clip.vn.
Mmmm…knowledge.

Hãy sửa lại câu ở đầu bài một chút. Youtube là một nơi thần kỳ. Đáng sợ. Kỳ bí. Thú vị. Đần độn. Hại não. Gây nghiện.

Nhưng không bao giờ chán. Vì những khả năng mà Youtube mang lại là gần như bất tận.

Nhiều hố “bom”, ít nhân từ, nếu Youtube là một vùng đất lãnh thổ, thì Youtube Comment Section là một xã hội của riêng nó và cũng nhộn nhịp, phức tạp không kém xã hội ngoài đời.

YouTube comments being wholesome : Meme, Meta/Reddit : r/wholesomememes

Youtube Comment Section hội tụ đủ tất cả các thành phần trong xã hội. Từ người già viết không dấu để avatar dí sát mặt cho đến các thanh niên chửi bới loạn xạ những người không quen biết vì – nhưng mà đa số thời gian là tag nhầm nick để chửi.

Thành thật đi, đôi lúc đọc comment Youtube là một nỗi cực nhọc. Lướt qua hàng loạt thổ tả các comment khiếm nhã, bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều sự tiêu cực và bất mãn từ phía cộng đồng. May mắn thay, sự tiêu cực ấy lại được cân bằng lại bởi những comment ấm lòng (wholesome) và làm ngày của bạn trở nên tuyệt vời một cách không ngờ tới.

Đó mới chính là Youtube mà tôi nhớ.

Hãy cùng tôi phiêu lưu vào những hang cùng ngõ hẻm của Youtube (Bạn cái ống) – vùng đất tôi cư ngụ và lớn lên kể từ thuở mới biết vào mạng để xem sex và chơi game trên các web flash.

Chúng ta sẽ bắt đầu tại nơi… mọi thứ bắt đầu. Vạn hữu đều xuất phát nơi đây. Bộ xương mà mấy con tinh tinh quăng lên trong đoạn đầu của 2001. “You ain’t heard nothing yet” của điện ảnh có tiếng đương đại.

Đó chính là video clip (thời mà mọi người phải gọi nó đầy đủ bằng hai từ video clip thay vì video hay vid) đầu tiên được đăng lên Youtube: Me at the zoo.

Internet hoàn toàn đã thay đổi kể từ khi khu vườn thú ấy xuất hiện trên Youtube vào năm 200.

2006 cho đến 2010, Youtube trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trên thế giới. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều lúc, trên hành trình gian nan vất vả, chúng ta sẽ đụng phải những con “quái vật” kiểu như này – một clip được quay ở độ phân giải 360p và được quay tại một góc phố ở Hà Nội thời điểm 2006 (thời mà LK cố miêu tả trong Hà Nội Xịn).

Hay kiểu như này (shout out to nhóm vip biên hòa):

Và bạn còn nhớ cái thử nghiệm webdrive torso của Youtube mà chúng ta đều tưởng là channel để giao tiếp với người ngoài hành tinh này chứ?

Và đôi lúc là các bài hát chế mà bạn bật trong lớp lúc cô giáo đi ra ngoài vào cấp 2 hoặc cấp 1, như này:

Hay các video mà bạn có thể dựa lại và thưởng thức trong một ngày mưa, kiểu như vầy:

Mismag822 là một trong những kênh Youtube tôi thích nhất hồi học tiểu học vì những trò ảo thuật với bài và đồng xu – một trong những thú vui của tôi thời điểm đó – và đã góp phần mở ra cánh cửa nữa với thế giới Youtube vào năm 2010.

Và nhắc đến Mismag822, khó có thể không nhắc đến Ericsurf6 (my favorite youtube channel of all time), một trong những kênh về magic tricks cũng như các video thử thách tình huống để gợi nên một cộng đồng với đam mê lành mạnh với những thú vui mang lại năng lượng tích cực như tung hứng, ảo thuật hay làm xiếc.

2:22: Đó là tôi trúng giveaway 10 năm trước hehe.

Hay thỉnh thoảng tôi lại rơi vào cái hố home video những thập niên trước và giả bộ như mình trở về thời đó.

Rấtr cảm ơn đội ngũ lập trình thuật toán Youtube cũng như vũ trụ đã mang tôi đến những video tôi-không-nghĩ-là-có-thể-tồn-tại và giúp xây dựng lên tuổi thơ của tôi, như hai clip Quantum levitation và Let’s talk about size dưới đây làm nổ tung não của một đứa bé 10 tuổi (tôi năm 2011) và 1 đứa bé 21 tuổi (tôi năm 2022).

Hay năm 2014, Every Frame A Painting ra đời, khởi điểm cho trào lưu video essay phim mà đã góp phần ảnh hưởng tạo nên Phê Phim như ta biết hiện nay ^^.

Mình sẽ kết thúc bài ngày hôm nay bằng video này và không giải thích thêm.

Và còn rất nhiều, rất nhiều thứ nữa trên playlist tôi thu thập suốt 10 năm qua mà rất tiếc đã làm “cuốn theo chiều gió” theo tài khoản Youtube 11-năm-tuổi không may bị xóa vĩnh viễn vào tháng 10 năm 2021.

Nhưng không sao, tôi là một người có trí nhớ dai hơn kẹo singum dính trên bàn giáo viên.

Hãy coi post này, như đây là bản đồ trực quan công viên giải trí mang tên Youtube.

Còn nhiều điều lý thú chờ đợi phía trước (và cả phía sau chúng ta) để khám phá trong series Công viên Youtube.

Minh Tu Le

[Series Tinh Mu Lế] Phần I: Tất cả mọi thứ là sex

Sex hiện diện trong tất cả mọi thứ.

Tôi sẽ nói điều đó một lần nữa.

Sex chính là mọi thứ.

Khi một nhạc sĩ đang chơi đàn, là y đang have sex với cây đàn. Y cảm nhận từng nốt trên cung đàn. Y quan sát và hòa hợp với cách nó phản ứng và đàn hồi, ứng biến để tương tác với đàn sao cho phù hợp với từng khoảnh khắc khi biểu diễn trên sân khấu để tạo nên cảm giác “vỡ òa” cho khán giả (WOAH HOLY SHIT ANH TA VỪA LÀM CÁI ĐIỀU ĐÓ, DÙ TÔI KHÔNG BIẾT NÓ TÊN LÀ GÌ NHƯNG NÓ THỰC SỰ TUYỆT VỜI) hết lúc này đến lúc khác.

Người truyền tải (sender) năng lượng là người nghệ sĩ – còn người nhận lại nguồn năng lượng là khán giả (receiver). Những style chơi đàn khác nhau, nếu bạn nhìn nhận, cũng tương ứng những tư thế và các fetish trong lúc quan hệ tình dục.

Jimi Hendrix làm tình với cây guitar.

Một họa sĩ cầm cọ vẽ, truyền những khối màu sắc, ý tưởng về thế giới thông qua ngón tay, từ cọ vẽ lên giấy vẽ. Có sự cho và nhận ở đây: Người họa sĩ cho đi ý tưởng, người ngắm tranh nhận được “tín hiệu” và được truyền ngọn lửa cảm hứng để tiếp tục góp phần làm người cho đi.

Một bếp trưởng chỉ đạo các đầu bếp thực hiện công thức các món ăn trong lúc não phải xử lý hàng trăm các tình huống khác nhau cùng một lúc để cho ra được một tác phẩm – tức đĩa đồ ăn – cốt yếu để tạo ra trải nghiệm tiệm cận với một cơn cực khoái nhất cho vị giác của thực khách.

Năng lượng đã được tiêu tốn để sắp xếp quy trình công thức trong đầu người bếp trưởng và được thể hiện ra ngoài qua hành động của anh, cách anh tương tác với những đầu bếp khác, cách anh bài trí đĩa thực phẩm để chắc chắn sản phẩm sau cùng sẽ đúng với ý tưởng của mình và cách anh đúc kết thêm kinh nghiệm sau mỗi bữa nấu.

Ratatouille, hay câu chuyện hạnh phúc của loài người và loài chuột
Cái tôi trải nghiệm cực khoái (Ego ăn Ratatouille).

Hai người nói chuyện với nhau, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cho nhau, cũng có thể gọi là sex.

Tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng từ một điều gì đó. Đôi lúc là ngược lại từ chính những người mà mình ảnh hưởng lên.

Đây là mối quan hệ hai chiều.
Công cụ truyền tải: có thể là âm thanh, lời nói. Có thể là chữ viết.
Có thể là tranh, ảnh, video, phim, hình thể, hoặc kết hợp của tất cả các loại hình trên.

Nhìn vào lược đồ, ta có thể thấy A truyền cảm hứng cho B, B lại truyền cảm hứng cho C.

Thoạt nhìn, C sẽ là người được lợi nhất, khi được truyền cảm hứng bởi B (có 1 phần nào đó của cả A và B trong C) và có kinh nghiệm được đúc kết bởi cả A và B. C tiết kiệm được thời gian và sức lực của mình để không vào những vết xe đổ của A, B.

A cũng là người được lợi: Lợi ích lớn nhất của A đó chính là đã truyền được ý tưởng của mình; nếu như mục đích của anh là để lan tỏa ý tưởng này đến nhiều người càng tốt (như một bài hát tự nhiên trở thành hit) thì A đã tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên thời gian.

Bóng đèn với khả năng phân thân.

Đây là một dạng khoái cảm đến từ việc cho đi.

Có hai dạng cực đỉnh của khoái cảm, và nó theo hai hướng hoàn toàn khác nhau. Song, nhìn thạt kỹ thì, cho đi và nhận lại, tuy 2 nhưng lại là 1. Cái ĐƯỢC (+) trong quá trình cho đi đôi lúc còn nhiều hơn cả cái (+) đến từ phía của người cho lại.

  • Thêm mối quan hệ
  • Thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân
  • Thêm kỹ năng, kinh nghiệm

Quá trình cho và nhận là cần thiết trong suốt lịch sử nhân loại để tạo ra phát triển. Sự cho và nhận, đến một ngưỡng nào đó sẽ gặp bất trắc: cụ thể như mâu thuẫn, bất đồng quan điểm, chính kiến giữa hai cá nhân. Đây chính là đấu tranh (hay, ví von trong sex, một cặp uyên ương cãi vã vì một đối tác làm phá hỏng cuộc vui).

Hoặc, lấy ví dụ bản thân tôi, một blogger viết blog trong một căn phòng tối truyền tải những ý niệm qua bàn phím, mắt dán chặt vào màn hình. Anh đặt từng con chữ ở đúng vị trí của nó, cốt để không làm phá hỏng đi mạch của câu văn, câu văn không làm hỏng mạch của đoạn và đoạn không phá hỏng mạch của bài viết.

Cân đo đong đếm từng dấu chấm và dấu phẩy, những câu văn có bị lặp từ hay không, làm sao để khi nó phát ra trong đầu của người đọc, sẽ không có cảm giác gượng gạo, sến súa hay lủng củng.

Ngày qua ngày, người blogger bấm save draft, lưu bản thảo này đến bản thảo khác. Anh đọc đi đọc lại, đọc xuôi đọc ngược, đọc tới đọc lui. Đọc lại dưới góc nhìn của mình là chưa đủ. Anh còn phải đóng vai làm một người đọc random nào đó ghé ngang qua blog của mình vì-POV-bản-thân-ít-khi-nào-đáng-tin-thế-và-OCD-càng-làm-sự-nghi-ngờ-chính-mình-của-anh-mạnh-mẽ-hơn. Anh ngồi chờ đợi mòn mỏi sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, và kiểm tra lại cái mình đã kiểm tra (cứ như vậy, nhân lên 100 lần) rồi bấm publish trong một cảm giác phấn kích, ngóng xem có ai vào góp ý kiến hay không.

Bỗng nhiên, không hiểu từ phương trời nào, một đứa nhóc 2k7 tên bốn chữ random lon ton chạy vào comment “too long didn’t read” và để mặc cho cảm xúc của anh ta trở thành một đống rác không hơn không kém bởi vì, hehe, chỉ vì ba mẹ của nó không dạy dỗ nó đàng hoàng.

Có thể coi đây là một ví dụ cho ruined orgasm.

Tôi, với một cơn cực khoái bị phá bĩnh (để ý phần hình bị cắt và độ phân giải thấp, biểu lộ cảm xúc của tôi trong khoảnh khắc ấy).

Hay nói cách khác, và cũng là tóm lại, tất cả mọi sự trao đổi năng lượng, dù là lớn hay nhỏ, đều là sex.

Song, ở phần II của bài viết, mình sẽ chỉ tập trung thảo luận xung quanh SEX – Sex mà ta đều biết, sex mà chúng ta (hầu hết) đều thèm khát, sex mà giúp đạt được cực khoái nhanh nhất và SƯỚNG nhất trong tất cả, cũng như những điều xảy ra khi bạn phí đi năng lực tình dục của mình cho những thứ vô bổ.

Sex mà muôn đời nay, nếu không có sự hiện diện của nó, sẽ không có “muôn đời” nay.

Kết thúc phần I.

Orgasm.

Minh Tu Le