Back to the Future là bộ phim hoàn hảo nhất lịch sử điện ảnh (và lý do)

Khi nhắc đến dòng phim du hành thời gian nói riêng và các phim “hack não” nói chung, các cinephile có thể nghĩ ngay đến một số ứng cử sáng giá như Primer (2004), The Time Machine (1960), La Jetee (1962), Looper (2012). Hay, nếu như du hành thời gian không phải là yếu tố chính mà chỉ là phương tiện để dẫn cốt truyện theo một hướng đi nhất định (thông thường để dạy cho nhân vật chính bài học nhân văn nào đó hay bồi đắp thêm tính nghệ thuật cho phim) và/hoặc pha trộn thêm những yếu tố khác ngoài viễn tưởng thì không thể không nhắc đến những About Time (2013), Groundhog Day (1993), Donnie Darko (2001), hoặc Midnight In Paris (2011) – chính kịch thêm chút kỳ ảo cần người xem phải tạm gác lại logic để thưởng thức một cách trọn vẹn.

Không có mô tả ảnh.

Theo quan điểm của tôi, để tìm thấy bộ phim du hành thời gian vĩ đại nhất mọi thời đại, ta phải quay ngược lại dòng thời gian một chút về năm 1985, năm mà Back to the Future ra đời. Một bộ phim mà đã quá quen thuộc đối với các tín đồ văn hóa đại chúng: Hình ảnh cậu thanh niên tuổi teen Marty McFly trượt ván nghe nhạc, bạn của nhà khoa học điên Emmett Brown – người phát minh ra một chiếc máy thời gian làm từ một chiếc xe DeLorean đã được hàn sâu vào tuổi thơ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sức ảnh hưởng của bộ phim không chỉ cực cực lớn ở nước Mỹ mà ở trên khắp toàn cầu suốt hơn ba thập kỷ qua, sánh ngang với các franchise như Harry Potter hay Lord of The Rings.

Với tôi, Back to the Future còn hơn là một bộ phim thập niên 1980 dành cho gia đình được sản xuất vào kỷ nguyên vàng của các phim bom tấn Hollywood.

Tôi còn có thể nói một cách quả quyết, đây là bộ phim HOÀN HẢO nhất mọi thời đại.

Không có mô tả ảnh.

Back to the Future (hay là cả trilogy phần 1, phần 2 và phần 3 nói chung) làm được những điều mà các phim tôi đã kể trên, hay là những phim nghệ thuật như The Godfather, Alien và thậm chí là Chinatown không làm được: Sự cân bằng hoàn hảo giữa nhiều yếu tố, chủ đề khác nhau. Đó là du hành thời gian (Đề cập đến những hệ lụy mang tính nghịch lý đến từ việc du hành thời gian theo hướng hài hước thay vì cố đi sâu vào lý thuyết), hài kịch châm biếm, tâm lý tình cảm, và thậm chí còn lồng ghép cả những chủ đề gai góc như…hiếp dâm và quan hệ huyết thống mà không làm giảm đi yếu tố giải trí và thông điệp gần gũi với người xem của bộ phim – về sự cố gắng thấu hiểu của thế hệ trước với thế hệ này và thế hệ này với thế hệ sau, hay thông điệp truyền cảm hứng thông qua nhân vật Marty: tương lai không được định đoạt sẵn mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân ta.

Bắt đầu với phần kịch bản trước nhé. Kịch bản của phim chặt chẽ 100%. Mình xin được nhắc lại nhé. 100%. KHÔNG một chi tiết hay câu thoại nào trong phim nào thừa thãi cả. Mọi câu thoại, mọi chi tiết ở đầu phim đều góp phần dự báo trước cho những tình tiết của phim về sau.

Cảnh long take đầu tiên của phim bắt đầu với Marty bước vào chỗ ở của tiến sĩ Emmett Brown với cả trăm chiếc đồng hồ khác nhau. Cảnh phim vừa thể hiện được ngay lập tức tính cách cool ngầu của Marty và khùng khùng điên điên của tiến sĩ Brown; nhưng điều làm nên điểm nhấn của cảnh này là có hình ảnh một người đàn ông ôm một chiếc đồng hồ. Thứ nhất, đây là một reference tới bộ phim câm Safety Last sản xuất năm 1923, trong đó có cảnh diễn viên Harold Lloyd thực hiện hành động tương tự trên một chiếc đồng hồ khổng lồ. Thứ hai, SPOILER đây là chi tiết không thể bỏ qua vì nó đã báo hiệu trước kết thúc của phim khi tiến sĩ Brown trèo lên chiếc đồng hồ để nối mạch điện, tạo nên dòng điện 1.21gigawatts để đưa chiếc DeLorean từ năm 1955 trở về tương lai năm 1985.

Bản tin trên TV thông báo về một vụ đánh cắp chất plutonium, cùng với lúc mà chiếc ván trượt của Marty chạm vào thùng…plutonium. Rõ ràng tiến sĩ Brown không phải là một kẻ mà một đứa nhóc 17 tuổi thông thường sẽ giao du cùng.

Tiếng chuông đồng hồ kêu. Marty lên chiếc ván của mình trên nền nhạc Power of Love của Huey Lewis and The News và đến trường. Thành phố giả tưởng Hill Valley hiện lên với các chi tiết về sau sẽ được gợi lại về sau của phim: Cảnh quay năm 1985 có góc máy y hệt với khi Marty trở về năm 1955. Người đàn ông da màu Goldie Wilson là thị trưởng – khi Marty quay lại quá khứ năm 1955, Wilson xuất hiện nhưng với tư cách là một anh nhân viên tại tiệm cafe.

Không có mô tả ảnh.

TẤT CẢ các nhân vật đều hoặc xuất hiện lại trong quá khứ, hoặc nhân vật khác được đóng bởi cùng diễn viên và ở một vai diễn khác mang hàm ý đại diện (như khi con của Marty được đóng bởi chính Michael J Fox).Marty đến trường và gặp bạn gái Jennifer đúng lúc bị bắt gặp đi học muộn bởi hiệu trưởng Strickland. Ông Strickland khuyên bảo Marty không nên giao du với tiến sĩ Brown, rồi sau đó nói rằng cậu ta “y hệt như người cha của mình”. Với những bạn đã xem phim sẽ biết rằng cha của George yếu đuối nhu nhược còn Marty thì ngược lại hoàn toàn, nhưng khi Marty quay trở lại năm 1955 để thay đổi lịch sử thì George cũng đã thay đổi tính cách và tạo lập nên 1 dòng thời gian mới. Ở dòng thời gian cũ, nhà Marty nghèo kiết xác còn ở dòng thời gian mới, nhà Marty có quyền có thế. Thế nên câu nói mà Marty đáp lại Strickland càng có sức nặng hơn: “History is gonna change” (Lịch sử rồi sẽ thay đổi).

Marty cùng ban nhạc The Pin Heads chơi nhạc cho 1 cuộc thi trong trường và bị từ chối vì “quá ồn ào”. Người từ chối Marty ở đây, không ai khác, ngoài Huey Lewis (người hát nhạc nền chính cho phim). Ở gần cuối phim, khi Marty quay trở lại chơi bản nhạc của Chuck Berry ở năm 1955, phản ứng của khán giả thời điểm cũng y hệt như vậy.

Marty McFly chịu ảnh hưởng cách chơi nhạc bởi Chuck Berry. Khi Marty về quá khứ và chơi nhạc của Berry, cậu ta đã tạo ra một vòng tròn nghịch lý khi Berry nghe nhạc của cậu và lập tức bị thu hút. Câu hỏi ở đây là, ai là người đã sáng tạo ra lối chơi guitar đó?=> Đây chính là cách bộ phim ý thức được nghịch lý “quả trứng có trước hay con gà có trước” và như một cách phá vỡ bức tường thứ tư sáng tạo.Hay ngay sau đó, Marty và Jennifer thảo luận về cuộc thi tuyển âm nhạc và Marty đã thốt lên câu nói: “If you put your mind to it, you can accomplish anything” (Nếu bạn chuyên tâm thì ắt mọi thứ sẽ thuận buồm xuôi gió).Marty đã trích dẫn lời của cha, và khi về năm 1955 cậu đã nói lại chính câu nói đó với cha của mình để rồi…cha cậu lại truyền lại câu nói đó cho cậu. Vậy, ai là người nói câu nói đó đầu tiên?

Sau cảnh quay trên Jennifer và Marty gặp một người đàn bà thuyết phục gây quỹ để cải tổ lại chiếc đồng hồ bị sét đánh vào 30 năm trước – năm 1955. Đúng vậy, đó chính là chiếc đồng hồ nơi tiến sĩ Brown trèo lên vào năm 1955 để nối dây điện.Bà ta đưa cho Marty một mẩu tờ rơi. Marty HOÀN TOÀN không có lý do gì để giữ lại nó cả. Nhưng Marty đã phải giữ lại nó, một mẩu tờ rơi ghi chi tiết thời gian mà tia sét đánh trúng tòa tháp, chỉ vì Jennifer phải về ngay tại thời điểm đó về nhà bà ngoại và ghi SĐT lên cùng lời nhắn “I love you”.

Nếu không có chiếc tờ rơi đó, CẬU ĐÃ BỊ KẸT Ở QUÁ KHỨ.Từ nãy đến giờ, mình mới chỉ nói đến MƯỜI HAI PHÚT đầu tiên của phim. Rải rác khắp phim và toàn bộ trilogy đều là những chi tiết nhỏ nhặt, easter egg, các cảnh lặp đi lặp lại mang ý nghĩa đồng thanh tương ứng, nghịch lý ông nội, dòng thời gian khác, và ti tỉ các khả năng giả thuyết về du hành thời gian khác được vẽ lên một cách đáng tin nhất có thể.Điều này cũng, một cách vô ý hay chủ ý, khít hoàn toàn với chủ đề du hành thời gian của phim: Quá khứ ảnh hưởng tới tương lai, tương lai ảnh hưởng tới quá khứ, và quá khứ lại tiếp tục…ảnh hưởng tới tương lai. Một vòng lặp thể hiện chu kỳ của thế hệ chứ không riêng gì việc du hành thời gian.

Không có mô tả ảnh.

Ta cũng có thể nhìn nhận trilogy của Back to the Future theo hướng phát triển nhân vật như sau: Phần một là về George McFly, phần hai là về Biff, phần ba là về tiến sĩ Brown. Và, cả ba phần phim rốt cuộc, cũng là câu chuyện của Marty. Marty giúp Jennifer, giúp cha mình và giúp tiến sĩ Brown cũng chỉ để cậu phát triển bản thân: Kiềm chế được cơn nóng giận lại mỗi khi có ai đó gọi cậu là “đồ con gà”.

Đó còn là chưa kể đến kỹ xảo và cách quay phim cực đỉnh so với thập niên 1980 cũng như phần soundtrack kinh điển của Alan Silvestri, nhưng nó lại là một câu chuyện khác nữa…Hãy nêu cảm nghĩ của bạn ở dưới nhé!

Tule

Đọc thêm ở đây: https://io9.gizmodo.com/back-to-the-future-is-a-damn…https://www.youtube.com/watch?v=yWF6Hp44OwY+3