Một số phim…random?

Vậy là tất cả các mục trong blog đều đã có bài viết nào đó để làm đầy khoảng trống OCD trong mình. Rất tốt. Nhưng vẫn còn thiếu ở mục phim ảnh. Yeah, vậy đấy, lại phải viết về phim. Một lần nữa.

Cũng lâu lắm rồi mình mới đụng vào Letterboxd (được bản thân mình nhắc nhở từ post gần đây là 2015 là 7 năm trước) và lục lại list ngày xưa.

(Đến đây mọi người bình thường sẽ kiểu >tưởng tượng có Letterboxd)

Tính ra 7-8 năm trước cày phim cũng nhiều – nhiều là so với phần đông chứ không chơi so với các ci nê phi lê cộm cán trong vòng tròn ;).

Tuần trung bình 3 phim trong 4 năm từ 2014 đến 2018. Đến 2018 là bắt đầu xem ít phim, tuần log chỉ tầm 1 phim và từ 2019 là 1 năm được ngót nghét… trung bình 5 phim :^).

Anyway, đây chính thức là post đầu tiên về phim trên Mê tú linh. và đã biến nó thành dick measuring contest từ lúc nào không hay. Xét cho cùng thì phim là để so thành tích/số lượt xem chứ có phải là để thưởng thức cho cam (lol).

Và giờ, mình sẽ biến bài viết đã ego stroking nay còn ego stroking hơn bằng cách… show off 1 số phim mình thích, không theo bất cứ trật tự nào hay theo một theme nhất định nào. Tại vì chủ yếu là do mình lười để nghĩ ra 1 chủ đề cho có.

Theo thống kê (bằng mắt, tai và trí nhớ) thì hồi ấy mình khá là lậm 3 thập niên sau: 60, 70 và 80. Đa phần là của Mỹ. Châu Âu hay Nhật Bản cũng không nhiều – ngoại lệ lớn nhất là với đại ca Ozu. Đơn giản là vì mình ấn tượng với phong cách làm phim New Hollywood nói chung cũng như thời điểm “vàng” mà method/natural acting bắt đầu thâm nhập vào Hollywood. Còn 1980s là vì…aesthetics nó quá tuyệt vời với mình. Thế thôi.

Defending Your Life (1992), dir. Albert Brooks

Một phim khá là nhẹ nhàng mà mang tính tôn giáo của Albert Brooks – one of his very best, bên cạnh Made In America. Humor của Brooks đậm chất New York, có phần mỉa mai châm biếm nhưng được làm đủ thông minh để không bị quá lố.

Ta cũng được thấy Meryl Streep giai đoạn sau-thâp-niên-80-và-trước-Mamma-Mia ở trong Defending Your Life.

Love and Death (1975), dir. Woody Allen

Một trong số phim mà Allen lồng ghép nhiều nỗi sợ chết nhất (thực ra phim nào của Allen cũng vậy lol) Love and Death đã đặt tiền để để Diane Keaton tỏa sáng bên cạnh Allen – chemistry của hai người phát triển mạnh mẽ từ giai đoạn này và kéo dài đến tận thập niên 1990 với Husbands and Wives và Manhattan Murder Mystery.

Being There (1979), dir. Hal Ashby

Ngoài Harold and Maude thì mình khá thích Being There của Hal Ashby. Mình thích mọi thứ của Being There – thich cinematography lạnh lẽo, thích cốt truyện cô đọng hài hước, thích diễn xuất nhiều lớp của Peter Sellers (một comedian đóng một vai nghiêm túc một cách mỉa mai), vào vai Chauncey Gardiner (get it? Chauncy Thợ làm vườn?).

Tokyo Sonata (2008), dir. Kiyoshi Kurosawa

Có vẻ như câu nói đùa thổi phồng rằng Kiyoshi Kurosawa là “superior Kurosawa” của mình bị nhiều người ném đá – mình không hề phủ nhận tài năng của của Akira Kurosawa, nhưng mình đơn giản thích Kiyoshi hơn – không phải vì Cure, mà là vì Tokyo Sonata. Thực ra tình cảnh của gia đình mình cũng khá giống trong phim giai đoạn coi nên có thể relate được nhiều thứ trong đó – hơi bias, nhưng vẫn là một bộ phim đáng xem IMO.

WarGames (1983), dir. John Badham

Trước khi Matthew Broderick là Ferris Bueller và rất lâu trước khi trở thành Inspector Gadget vì-sự-nghiệp-xuống-dốc-sau-tai-nạn-mà-ta-đều-biết-hoặc-nếu-không-biết-có-thể-Google, anh ta đã là hackerman trong WarGames. Nếu không tính một số chi tiết thì phim khá đi trước thời đại về ý tưởng, cách triển khai dự đoán về công nghệ trong tương lai cũng như đặt tiền đề cho stereotype nhóc nerd với một chiếc máy vi tính về sau.

Midnight Cowboy (1969), dir. John Schlesinger

Midnight Cowboy ra mắt trong thời kỳ cuối của phong trào hippie và là một trong số những phim mình đánh giá nhỉnh hơn các phim khác ở thời kỳ New Hollywood ví dụ như người anh em Easy Rider (no disrespect to Peter Fonda). Cái nhìn chân thật về tư bản và những dư chấn của chủ nghĩa hippie mang lại (có một cảnh trip đồ trong phim khá chính xác). Peak diễn xuất của Dustin Hoffman thời kỳ đầu. Phim khá là hợp để xem vào một ngày lạnh và càng tuyệt hơn khi bạn đang cần khóc.

An Autumn Afternoon (1962), dir. Ozu Yasujiro

Nghệ nhân đạt đến độ chín muồi trong An Autumn Afternoon. Tác phẩm cuối cùng trước khi Ozu từ giã cuộc đời. Long live the legend.

Minh Tu Le